Hà Nội: Giả cán bộ VIP lừa xuất khẩu lao động lấy gần 30 tỷ đồng


(CHG) Thông tin từ Tòa án nhân dân TP Hà Nội cho biết: Sáng 27/4, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lại Thị Vân (SN 1980, ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) và bị cáo Phạm Bá Trạc (SN 1959, ở quận Hà Đông, Hà Nội) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 174 BLHS.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, trong thời gian từ tháng 6/2017 đến 4/2020, Công an TP Hà Nội nhận được đơn của nhiều bị hại tố cáo Vân và Trạc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông qua việc nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục xin cho họ đi xuất khẩu lao động tại Australia.

Tiến hành điều tra, cơ quan điều tra xác định, từ năm 2015 đến 2017, Vân và Trạc dù không có chức năng, không có khả năng làm thủ tục đưa người khác đi xuất khẩu lao động tại Australia, nhưng đưa ra thông tin gian dối với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vân nói dối về việc chị ta có thâm niên làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Còn Trạc mạo nhận anh ta là cán bộ cấp cao trong cơ quan Nhà nước nên có nhiều mối quan hệ, có khả năng xin được cho nhiều người đi xuất khẩu lao động tại Australia.

Sau khi tự đưa ra các thông tin gian dối, Vân và Trạc cam kết, người đi xuất khẩu lao động tại Australia sẽ được lao động từ 2 đến 4 năm với mức lương từ 3.000 đến 4.000 USD một tháng. Và người có nhu cầu đi lao động phải nộp tiền phí từ 5.000 đến 30.000 USD một người, tùy vào từng công việc.

Cả Vân và Trạc đều hứa hẹn, sau khi mỗi người nộp tiền đặt cọc từ 2.000 đến 10.000 USD, trong thời gian khoảng ba tháng, người lao động được xuất cảnh sang Australia lao động và khi đó họ mới phải nộp nốt số tiền còn lại.

Trước sự hứa hẹn của Vân và Trạc, các bị hại ở nhiều tỉnh, thành phố đã nộp trực tiếp hoặc thông qua trung gian nộp tiền và hồ sơ cho Vân, Trạc để nhờ làm thủ tục cho họ, hoặc cho người thân của họ đi xuất khẩu lao động tại Australia.

Nhận tiền xong, Vân và Trạc tổ chức cho người lao động đi khám sức khỏe, học tiếng Anh. Sau đó, người lao động được Vân và Trạc đưa đến phố Lò Đúc (Hà Nội) làm các thủ tục lăn tay, chụp ảnh… để làm visa.

Kết quả điều tra xác định, những việc làm trên của Vân và Trạc chỉ để lừa người lao động nhằm mục đích tạo niềm tin và kéo dài thời gian chờ đợi của họ. Thực tế thì Vân và Trạc không làm thủ tục gì để đưa người lao động đi xuất khẩu lao động tại Australia.

Hết thời hạn cam kết, các bị hại không được đi xuất khẩu lao động đến đòi tiền. Lúc này, Vân và Trạc đã viết cam kết hứa hẹn sẽ trả lại tiền cho họ, nhưng sau đó bỏ trốn và chiếm đoạt tiền của người lao động.

Sau một thời gian bỏ trốn, ngày 11/7/2020, Trạc đến cơ quan điều tra đầu thú. Ngày 3/2/2021, Vân bị bắt theo lệnh truy nã.

Quá trình điều tra, Vân và Trạc thừa nhận đã lừa đảo chiếm đoạt của 97 bị hại với tổng số tiền hơn 29,3 tỷ đồng. Các bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án yêu cầu Vân và Trạc hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt của họ.

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3