(CHG) Ngày 19/6, theo Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội và Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) triệt xóa đường dây chiếm đoạt sim điện thoại, từ đó đăng nhập tài khoản ngân hàng chiếm đoạt 10 tỷ đồng của người dân.
Quá trình điều tra, Ban chuyên án đã xác định kẻ cầm đầu đường dây này là Phạm Thu Diệu (SN 1991; trú tại: xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá).
Theo CQĐT, Diệu là đối tượng không có công ăn việc làm, không có nơi ở cố định, đang được tại ngoại chờ xét xử, do nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, do Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP Hà Nội khởi tố bị can năm 2021.
Khoảng đầu tháng 5/2022, lợi dụng sơ hở trong giao dịch chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, Diệu nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền trong tài khoản bằng hình thức chiếm đoạt sim điện thoại đăng ký tài khoản của chủ tài khoản.
Đối tượng Phạm Thu Diệu và đồng bọn trong đường dây sử dụng tài liệu giả cơ quan tổ chức |
Diệu vào mạng xã hội mua thông tin tài khoản ngân hàng sau đó móc nối, giao nhiệm vụ cho Nguyễn Thanh Tuấn (SN 1993, trú tại xã Thanh Hoà, thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) làm lại sim điện thoại của chủ tài khoản với giá thoả thuận 25 triệu đồng/1 sim.
Tuấn liên hệ với Nguyễn Quang Anh (SN 1987; trú tại phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) qua mạng xã hội, là đại lý uỷ quyền của nhà mạng viễn thông; mua thông tin chủ thuê bao số sim điện thoại cần làm lại theo yêu cầu của Diệu với giá 150.000 đồng/1 sim.
Tiếp tục thông qua mạng xã hội, Tuấn mua chứng minh nhân dân giả mang tên chủ thuê bao số sim cần làm lại với giá 1,5 triệu đồng rồi móc nối, giao nhiệm vụ cho Nguyễn Ngọc Cảnh (SN 1984; trú tại xã Yên Luật, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ), Trần Thị Thu Hương (SN 1980, trú tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội), Nguyễn Hà Trung (SN 1987; trú tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) dùng các chứng minh nhân dân giả đến các cửa hàng mạng viễn thông để xin cấp lại sim với giá thoả thuận 5 triệu đồng/1 sim.
Sau khi chiếm đoạt được sim điện thoại của chủ tài khoản ngân hàng, Diệu lắp sim vào điện thoại, tải ứng dụng chuyển tiền của ngân hàng, xin cấp lại mật khẩu tài khoản ngân hàng rồi đăng nhập vào tài khoản chuyển khoản toàn bộ tiền trong tài khoản của chủ tài khoản đến nhiều tài khoản trung gian, mua bán tiền ảo để thực hiện việc rửa tiền, tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.
Cơ quan Công an xác định với phương thức thủ đoạn nêu trên, từ ngày 22/5 đến ngày 31/5/2022, nhóm đối tượng này đã chiếm đoạt được khoảng 10 tỷ đồng.
Ngày 17/6, cơ quan điều tra Công an quận Hà Đông đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can nhóm 5 đối tượng về các tội danh “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” và “Sử dụng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết