Khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực thôn Tân Đức (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi (ngày 4/1) phối hợp với Đồn Biên phòng Bình Hải nhận thấy một người điều khiển xe máy chở 7 can nhựa có dấu hiệu nghi vấn nên đã kiểm tra. Lực lượng chức năng phát hiện bên trong 7 can nhựa chứa khoảng 200 lít dầu DO.
Người điều khiển xe máy được xác định là bà T.T.Q.H (trú xã Bình Hải, huyện Bình Sơn). Thời điểm kiểm tra, bà H. không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số dầu. Bà H. khai thu mua số dầu trên tại địa phương để đưa đến xã Bình Châu bán cho bà Nguyễn Thị Hường.
Số dầu DO không rõ nguồn gốc bị thu giữ.
Từ lời khai của bà H., lực lượng tuần tra đã phối hợp với Công an xã Bình Châu kiểm tra nhà ở của bà Nguyễn Thị Hường. Lực lượng phát hiện tại đây có 85 can nhựa loại 30 lít và 7 thùng phuy loại 200 lít chứa chất lỏng.
Làm việc với lực lượng chức năng, bà Hường cho biết, chất lỏng trong các can nhựa và thùng phuy là dầu DO (khoảng 3.000 lít). Số dầu trên không có hóa đơn chứng từ. Dù không có giấy phép kinh doanh nhưng thấy lời, bà Hường vẫn thu mua dầu từ các nơi để bán cho các chủ tàu cá.
Dầu DO là sản phẩm dễ cháy nổ do đó cần có những biện pháp lưu trữ chuyên dụng, cẩn thận. Việc mua bán, tàng trữ trái phép dầu DO không rõ nguồn gốc như trường hợp của bà Hường tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới cháy nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của người dân trong khu vực. Ngoài ra, nếu bất cẩn để xảy ra sự cố tràn dầu DO sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới nguồn nước, đất...
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết