Hàng trăm sản phẩm giầy dép, điện thoại di động nhập lậu tại cơ sở kinh doanh online


(CHG) Kiểm tra 2 cơ sở kinh doanh online trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và tạm giữ hàng trăm sản phẩm giầy dép, điện thoại di động không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Hàng hóa vi phạm bị lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn, Đội Quản lý thị trường số 1 (ngày 1/3) đã phối hợp với tổ công tác thương mại điện tử, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh của ông H.C.T. (phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột). Lực lượng quản lý thị trường phát hiện cơ sở đang bày bán hàng trăm sản phẩm giày, dép các loại không có nhãn hiệu hàng hóa.
Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở khai nhận đã mua số giầy, dép trôi nổi trên thị trường, sau đó like stream trên mạng xã hội Facebook để bán kiếm lời. Quá trình mua bán không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Trước đó, ngày 22/2, Đội Quản lý thị trường số 1 cũng đã kiểm tra, phát hiện hộ kinh doanh ông N.T.H. (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) đang kinh doanh hàng hóa nghi nhập lậu. Tại đây, lực lượng chức năng thu giữ nhiều điện thoại di động các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Ngoài ra, 2 cơ sở nêu trên hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh bắt buộc theo quy định. Với những vi phạm nêu trên, Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ hàng hóa vi phạm để xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, tùy vào mức giá trị hàng hóa vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3