Hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải: Chính quyền làm ngơ trước việc hành lang an toàn đê điều bị xâm lấn? (Bài 1)


(CHG) Đất bờ đê, mái đê của sông Bắc Hưng Hải, thuộc địa phận huyện Văn Giang, huyện Gia Lâm đang bị cho thuê sai quy định. Phải chăng ở đây có dấu hiệu của sự “bắt tay” giữa chính quyền, doanh nghiệp và cơ quan được giao quản lý sông Bắc Hưng Hải khiến đê sông tiềm ẩn nhiều rủi ro trong mùa mưa lũ. Tiền cho thuê đất không được hạch toán theo đúng quy định, gây thất thoát hàng tỷ đồng.

Ngày 1.10.1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cuốc nhát cuốc đầu tiên khởi công xây dựng cống Xuân Quan (Hà Nội) trên đê Bát Tràng ngay đầu Ecopark hiện nay, mở ra đại công trường thủy lợi Bắc Hưng Hải. Sau 7 tháng đúng ngày Lao động Quốc tế 1/5/1959, đại công trình thủy lợi điều phối tưới tiêu cung ứng cho ba tỉnh Bắc Ninh- Hưng Yên- Hải Dương đã hoàn thành. Sông Bắc Hưng Hải có tổng chiều dài hệ thống sông chính khoảng 232 km và hơn 2.000 km kênh nhánh, chủ yếu cung cấp nước tưới cho 135.000 ha và tiêu úng cho 185.000 ha đất canh tác thuộc các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và một phần của Hà Nội.

 Hiện nay, việc điều hòa lượng nước trong hệ thống thủy lợi cũng như việc duy tu, nâng cấp hệ thống do Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải đảm nhiệm.

Đất bờ đê, mái đê của sông Bắc Hưng Hải, thuộc địa phận huyện Văn Giang, huyện Gia Lâm đang bị cho thuê sai quy định.

Đất bờ đê, mái đê của sông Bắc Hưng Hải, thuộc địa phận huyện Văn Giang, huyện Gia Lâm đang bị cho thuê sai quy định.

Lợi ích của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải rất quan trọng trong việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp của một vùng rộng lớn đồng bằng Bắc Bộ. Thế nhưng trong những năm gần đây diễn ra hàng loạt các vi phạm như: xây dựng nhà kiên cố, nhà tạm, lều quán, san lấp ao, trồng cây cối, hoa màu trên đê diễn ra rất phổ biến. Hiện nay, trên toàn hệ thống đê sông đang có nguy cơ xuống cấp, bị xâm hại nghiêm trọng, không bảo đảm an toàn khi có bão và mưa lớn.

 Theo ý kiến phản ánh của bạn đọc, phóng viên (PV) đã có mặt tại khu vực đầu nguồn của sông Bắc Hưng Hải thuộc địa phận huyện Gia Lâm (Hà Nội) và huyện Văn Giang (Hưng Yên). Để tận mục sở thị, phóng viên đã vào vai của người đi thuê chỗ để xe và đặt đường ống bơm cát trên tuyến đê này để làm rõ ý kiến phản ánh của độc giả.

 Trên khu vực địa phận xã Bát Tràng (Gia Lâm) PV ghi nhận trên bờ đê và hành lang an toàn của đê sông đã được san gạt, đổ bê tông thành bãi xe và cho thuê gửi xe theo tháng.

 Người dân sinh sống ở khu vực này cho biết “Xí nghiệp quản lý cống Xuân Quan đã cho thuê hành lang đê khu vực xã Bát tràng để làm bãi trông xe, làm bãi trồng và để cây cảnh từ nhiều năm nay”, theo họ thì đây là việc làm trái phép, ảnh hưởng đến dòng chảy và an toàn của tuyến đê.

Xí nghiệp quản lý cống Xuân Quan đã cho thuê hành lang đê khu vực xã Bát tràng để làm bãi trông xe, làm bãi trồng và để cây cảnh từ nhiều năm nay.

Xí nghiệp quản lý cống Xuân Quan đã cho thuê hành lang đê khu vực xã Bát tràng để làm bãi trông xe, làm bãi trồng và để cây cảnh từ nhiều năm nay.

 Tại địa phận xã Xuân Quan, xã Phụng Công, xã Cửu Cao và xã Kiêu Kỵ, PV ghi nhận có hàng chục hộ dân đang trồng nhiều loại cây hoa cảnh, cây cảnh thân gỗ trải dài khoảng 3 đến 4 km trên dọc hai bờ đê. Thậm chí trên tuyến đê này có hộ còn dựng nhà tôn, mở quán cà phê để kinh doanh. Theo các chủ hộ gia đình đang canh tác ở đây cho biết “chúng tôi thuê lại đất của Xí nghiệp quản lý cống Xuân Quan, trả tiền hàng năm, khi nào Xí nghiệp thu hồi sẽ báo trước chúng tôi 6 tháng”.

Thậm chí trên tuyến đê này có hộ còn dựng nhà tôn, mở quán cà phê để kinh doanh.

Thậm chí trên tuyến đê này có hộ còn dựng nhà tôn, mở quán cà phê để kinh doanh.

Thực trạng đang diễn ra này liệu có được các cấp chính quyền sở tại cho phép xây dựng các công trình trên hành lang bảo vệ đê, được trồng các loại hoa màu, cây cảnh trên đê và bờ đê hay không?

 Theo khoản 5, khoản 10 Điều 7 Luật Đê điều quy định về các hành vi bị nghiêm cấm

“5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.

10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều và các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ.

Với những hành vi vi phạm Luật đê điều thì sẽ xử phạt vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Tại khoản 2, khoản 6, khoản 9, Điều 20, Nghị định 104/2017/NĐ–CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác công trình thuỷ lợi và đê điều quy định:

“ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Gieo trồng các loại cây hoa màu, cây lâu năm trên đê; trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ đê.

 Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt”.

 Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm đối với hành vi vi phạm.

 PV đã có buổi trao đổi với ông Lê Quý Đôn, Bí thư Đảng uỷ - Chủ tịch UBND xã Xuân Quan. Tại buổi làm việc ông Đôn luôn biện hộ cho việc các doanh nghiệp và các hộ dân việc trồng cây trên đê là đúng, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và phát triển kinh tế địa phương. Nhưng khi phóng viên viện dẫn các quy định của pháp luật về đê điều thì ông Đôn “đá quả bóng” trách nhiệm cho Công ty Bắc Hưng Hải. Tuy nhiên, theo quy định thì mọi hành vi vi phạm đê điều thì chính quyền cấp xã có trách nhiệm phát hiện, lập biên bản và xử lý theo thẩm quyền.

Quy định của pháp luật rất rõ ràng về những hành vi bị cấm và chế tài xử lý đi kèm, nhưng các vi phạm trên tuyến đê sông Bắc Hưng Hải thuộc địa phận của lý của Xí nghiệp quản lý cống Xuân Quan thì vẫn cứ ngang nhiên diễn ra hàng ngày. PV đã gửi công văn đề nghị cung cấp thông tin đến Công ty TNHH khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải để làm rõ các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm trong xử lý vi phạm đê điều, vấn đề cho thuê đất công trái quy định và thu chi tài chính sai nguyên tắc.

Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại sẽ tiếp tục cung cấp thông tin tới bạn đọc.

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3