Hoà Bình: Điểm danh 8 dự án "ma" trên địa bàn tỉnh


(CHG) Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản về thông tin các dự án bất động sản chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Dự án

Dự án "ma" Green Oasis Villas được xây dựng quy mô, công khai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

8 dự án bất động sản không có trên địa bàn

Theo Sở Xây dựng Hoà Bình, hiện nay có 8 dự án bất động sản không có trên địa bàn, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, chưa đủ cơ sở pháp lý, không đủ điều kiện huy động vốn và kinh doanh bất động sản (dự án "ma") gồm: Dự án Green Oasis Hòa Bình, Dự án Beverly Hill; Dự án Vịt Cổ Xanh Ecologe Việt Pháp; Dự án Sun Legend Villa; Dự án Mountain Villa; Dự án Kai Village Resort; Dự án Ohara Villas & Resort; Dự án The Moon Village Hòa Bình.

Bên cạnh đó là 25 dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án, cấp giấy phép xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản.

Trong đó, địa bàn TP Hòa Bình có 18 dự án, gồm: Khu dân cư nông thôn và tái định cư tại Đồng Trám, xóm Miều, xã Trung Minh; Khu dân cư số 3, số 4; Khu dân cư tại tổ 7, phường Đồng Tiến; Khu dân cư tại phường Thái Bình; Khu dân cư Thịnh Lang; Khu đô thị Thống Nhất tại xã Thống Nhất; Khu dân cư Phương Lâm; Khu đô thị mới Hòa Bình - Geleximco tại phường Thịnh Lang và phường Tân Hòa; Khu đô thị sinh thái Trung Minh Geleximco tại xã Trung Minh; Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đảo Ngọc tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn; Khu đô thị sinh thái cao cấp Yên Quang tại xã Quang Tiến; Khu nhà ở Hoàng Vân Hòa Bình, phường Thịnh Lang; Khu dân cư đường Trương Hán Siêu, phường Thịnh Lang; Khu đô thị mới Sông Đà - Hòa Bình tại phường Thái Bình và xã Dân Chủ; Khu đô thị mới Trung Minh A, xã Trung Minh; Khu đô thị mới Trung Minh B, xã Trung Minh; Khu nhà ở Thăng Long Xanh tại xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn; Dự án Nhà ở xã hội cho công nhân mua, thuê và thuê mua (giai đoạn II), phường Hữu Nghị.

Huyện Lương Sơn có 6 dự án, gồm: Khu nhà ở Suối Sếu, xã Nhuận Trạch; Khu nhà ở tại xóm Mỏ, thị trấn Lương Sơn; Làng sinh thái Việt Xanh, xã Tân Vinh; Khu nhà ở nghỉ dưỡng và dịch vụ tổng hợp tại Tiểu khu 1 và Tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn; Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại xã Tân Vinh; Khu dân cư tại Tiểu khu I, thị trấn Lương Sơn.

Huyện Yên Thủy có 1 dự án là Khu dân cư khu phố 10, thị trấn Hàng Trạm.

Cũng tại văn bản, Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cho biết, hiện có 6 dự án chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đấu giá quyền sử dụng đất. 18 dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng đã đủ điều kiện huy động vốn và kinh doanh bất động sản.

Sở Xây dựng Hòa Bình cũng khuyến nghị, trường hợp các tổ chức, cá nhân có bằng chứng về việc ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán sản phẩm dự án giữa khách hàng và chủ đầu tư khi không đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, đề nghị cung cấp về Sở Xây dựng hoặc các cơ quan có liên quan (Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố nơi có dự án rao bán) để xem xét, xử lý theo đúng quy định pháp luật.

 

Green Oasis Villas tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất

 

Theo Văn bản số 28 BC-TNMT của UBND huyện Lương Sơn về việc kiểm tra sử dụng đất xây dựng nhà ở (Dự án xây dựng khu biệt thự sinh thái Green Oasis Villas-PV) theo hướng phân lô của ông Tạ Mạnh Hùng và ông Phương Công Thắng tại thôn Đồng Sầm, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn đã chỉ rõ những sai phạm.

Ông Thắng và ông Hùng tự ý xây nhà ở trên đất trồng cây lâu năm khi chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chuyển đổi mục đích sử dụng.

Tại kết luận số 95 của Thanh tra tỉnh Hòa Bình nêu rõ: Ông Tạ Mạnh Hùng tự mua đất ở, đất trồng cây lâu năm, đất vườn… Ông Hùng tự đặt tên là Dự án (Dự án xây dựng khu biệt thự sinh thái Green Oasis Villas - PV) để rao bán các thửa đất do ông Tạ Mạnh Hùng và ông Phương Công Thắng đang sử dụng tại thôn Đồng Sầm, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Thực tế không đúng như thông tin ông Hùng rao bán trên mạng internet.

Hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các thửa đất có mục đích trồng cây lâu năm để làm đường, xây dựng sân quần vợt, sân bê tông, rãnh thoát nước, bể bơi của ông Tạ Mạnh Hùng và Ông Phương Công Thắng vi phạm Luật Đất đai do tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn.

Kết luận cũng nêu rõ: Việc chia lô, phân nền diện tích đất ở nằm mục đích kinh doanh bất động sản thuộc trường hợp phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thành lập theo quy định.

Thanh tra huyện Lương Sơn yêu cầu: Tạm dừng việc xây dựng các công trình vi phạm pháp luật về đất đai, chấp hành nghiêm túc Công văn số 276/UBND-KTHT ngày 12/3/2020 của UBND huyện Lương Sơn; Không thực hiện quảng cáo bằng pano, áp phích và quảng cáo trên mạng Internet về khu nhà ở Green Oasis Villa tại Xóm Đồng Sầm, xã Nhuận Trạch khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3