Mục Hộp thư bạn đọc – Báo Công Thương nhận phản ánh một số nội dung, cụ thể như sau:
Thông tin phản ánh, Thanh tra tỉnh Hải Dương đã chuyển thông tin đến Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Hải Dương để xem xét việc hoạt động thi công bãi thải xỉ thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương của Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương và các nhà thầu thi công để làm rõ hành vi lấn, chiếm đất rừng, chặt, phá 5,72 ha rừng phòng hộ và khai thác khoáng sản có dấu hiệu trái quy định pháp luật.
Thông tin phản ánh, mới đây Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên đã có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 69/2023/TLST-HC về việc khiếu kiện “Yêu cầu hủy bỏ quyết định hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại” giữa người khởi kiện là Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Quảng Bình, địa chỉ tại thôn Nội Doanh, xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) với bên bị kiện là UBND tỉnh Hưng Yên.
Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết gồm: Tuyên hủy bỏ Quyết định số 2450/QĐ-UBND ngày 27/10/2022 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc hủy bỏ Quyết định số 1964/QĐ-UBND ngày 18/10/2013 của UBND tỉnh Hưng Yên về khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Trụ sở UBND tỉnh Hưng Yên |
Buộc UBND tỉnh Hưng Yên bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Quảng Bình do UBND tỉnh Hưng Yên ban hành trái quy định Quyết định số 2450/QĐ-UBND gây ra. Số tiền tạm tính là 1.415.574.765 đồng.
Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Quảng Bình cho biết, trước đó doanh nghiệp không được chính quyền bàn giao mốc giới để thực hiện việc khai thác theo Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp và việc UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện các thủ tục để chấm dứt khai thác dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp phá sản, các nhà đầu tư mất toàn bộ vốn đã đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp đã phải khởi kiện UBND tỉnh Hưng Yên ra tòa.
Thông tin phản ánh, ngày 12/12, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định 2674/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác đối với Công ty TNHH Thương mại sản xuất gỗ Hùng Mạnh (tại xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn) với số tiền 122,5 triệu đồng.
Theo đó, Công ty TNHH Thương mại sản xuất gỗ Hùng Mạnh (Công ty Hùng Mạnh) có địa chỉ tại số nhà 134, tổ 1, phố Vàng, thị trấn Thanh Sơn (huyện Thanh Sơn), người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc công ty đã thực hiện hành vi khai thác khoáng sản, có tổng diện tích đã khai thác ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác, diện tích 695,5 m2 và vi phạm quy định về khai thác khoáng sản (không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình.
Với 2 hành vi trên, Công ty Hùng Mạnh bị áp dụng hình thức xử phạt hành chính với tổng số tiền 122,5 triệu đồng. Ngoài ra, Công ty Hùng Mạnh buộc phải thực hiện hoàn nguyên 9.700 m3 khoáng sản trông giữ tại khu vực dự án Cụm công nghiệp Thục Luyện.
Báo Công Thương nhận phản hồi của bạn đọc tên Nguyễn Lưu Ly có địa chỉ email: nguyenluulee@gmail.com nội dung liên quan đến dự án Khu trung tâm Chí Linh (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) do Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng - DIC Corp làm chủ đầu tư. Trước đó, ngày 7/12, Báo Công Thương có đăng tải bài viết với tiêu đề: “Bà Rịa – Vũng Tàu: Cử tri bức xúc dự án khu đô thị 27 năm chưa hoàn thành”. Nội dung phản ánh sau 3 lần gia hạn, 7 lần điều chỉnh quy hoạch chi tiết, dự án Khu đô thị Chí Linh vẫn chưa hoàn thành khiến cử tri bức xúc.
Phối cảnh tổng thể dự án Khu đô thị Chí Linh do DIC Corp làm chủ đầu tư - Ảnh: DIC |
Sau khi bài viết được đăng tải, Báo Công Thương nhận được phản hồi của bạn đọc Nguyễn Lưu Ly với nội dung: “Mỗi lần điều chỉnh chỉ có lợi cho DIC, người dân có đất thì chẳng làm được gì, ăn ở như ổ chuột, người đầu tư đã nộp tiền mà vẫn không được nhận mặt bằng, có nhiều người đã chết vẫn chưa được nhìn thấy lô đất của mình... không hiểu sao như vậy mà tồn tại 27 năm trong lòng đô thị”.
Báo Công Thương sẽ tìm hiểu, làm rõ phản ánh của bạn đọc về các vụ việc kể trên để thực hiện công tác bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân nếu như phản ánh thông tin chưa chính xác.
Nguồn: Báo Công Thương
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…
Xem chi tiết