Khẩn trương chấn chỉnh nạn “xẻ thịt” sông Trường Giang để nuôi thủy sản trái phép


Tuyến sông Trường Giang đoạn qua huyện Thăng Bình (Quảng Nam) dài hàng chục cây số, nhiều đoạn sông đã bị người dân lấn chiếm để làm hồ nuôi tôm, nuôi thủy sản trái phép, gây hẹp dòng chảy và nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.

Trước thực trạng này, UBND huyện Thăng Bình đã chỉ đạo các xã dọc sông Trường Giang tổng hợp tình trạng lấn chiếm lòng sông làm hồ nuôi thủy sản để có hướng xử lý.

Theo ghi nhận thực tế của PV Báo CAND trong sáng 20/12, đoạn sông Trường Giang qua xã Bình Hải, Bình Nam (huyện Thăng Bình) đã bị “xẻ thịt” nghiêm trọng để làm hồ nuôi tôm, nuôi thủy sản. Tương tự, đoạn sông Trường Giang qua các xã Bình Giang, Bình Dương cũng bị bóp ngặt bởi các hồ nuôi tôm trái phép của người dân.

nuoi tom-ngoc thi.jpg -0
Đoạn sông Trường Giang qua các xã Bình Hải, Bình Nam (tỉnh Quảng Nam) bị “xẻ thịt” để làm hồ nuôi thủy sản.

Nói về tình trạng tuỳ tiện đắp bờ bao, làm hồ nuôi thủy sản trên sông Trường Giang tại địa phương, ông Lê Huy Trắc, Chủ tịch UBND xã Bình Dương cho biết, qua kiểm tra, rà soát, thống kê tất cả các trường hợp đang nuôi thủy sản trên sông Trường Giang, UBND xã xác định, đa số các diện tích nuôi thủy sản dọc sông Trường Giang, phía ngoài đê, được các hộ nuôi từ năm 1993 đến năm 2000; nguồn gốc đất là lấn chiếm đất do Nhà nước quản lý.

Đến năm 1995, UBND huyện Thăng Bình đã ban hành quyết định về việc giao mặt nước nuôi tôm cho một số hộ nuôi tôm trên địa bàn thôn Lạc Câu và Nam Hà, xã Bình Dương. Ngoài ra, trang trại Thiên Ân được UBND huyện Thăng Bình cho thuê đất với diện tích 5ha, phía bên trong đê tại tổ 1, thôn Lạc Câu vào năm 2006 để nuôi trồng thủy sản. Hiện xã Bình Dương có 83 hộ, 97 thửa với tổng diện tích 26,4ha nuôi trồng thủy sản dọc sông Trường Giang, trong đó số hộ nuôi ngoài đê là 77 hộ, 83 thửa với diện tích 20,1ha; số hộ nuôi trong đê là 6 hộ, 14 thửa, diện tích 6,3ha.

Theo ông Lê Huy Trắc, khó khăn, vướng mắc trong việc kiểm tra, quản lý, xử lý tình trạng nuôi thủy sản dọc sông Trường Giang là hiện các hộ có quyết định giao mặt nước nuôi tôm đã làm thất lạc quyết định hoặc có một số người đã chết, đã bán, chuyển nhượng lại ao nuôi cho nhiều người. Chủ hộ nuôi thay đổi liên tục, nên rất khó quản lý.

Thêm nữa, đa số các diện tích nuôi thủy sản dọc sông Trường Giang, phía ngoài đê, được các hộ nuôi từ năm 1993 đến năm 2000, đến nay chưa có quyết định xử phạt. Đồng thời, các hồ nuôi trên phần đất hành lang đê ngăn mặn, chưa có phân cấp đê, thẩm quyền quản lý cụ thể nên xã còn lúng túng, chưa xử lý. Trước thực trạng lấn chiếm sông Trường Giang để nuôi thủy sản trái phép, UBND xã Bình Dương đã có báo cáo gửi UBND huyện, Phòng TN&MT huyện Thăng Bình xem xét, chỉ đạo.

PV Báo CAND tìm hiểu thêm và được biết, trung tuần tháng 11/2023 vừa qua, UBND huyện Thăng Bình đã có văn bản gửi UBND các xã Bình Giang, Bình Dương, Bình Đào, Bình Triều, Bình Hải, Bình Sa, Bình Nam về việc kiểm tra, rà soát và báo cáo tình hình nuôi thủy sản dọc sông Trường Giang. Tại văn bản này, UBND huyện Thăng Bình đánh giá, tình hình lấn, chiếm đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật để nuôi thủy sản dọc sông Trường Giang trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, chưa được quản lý chặt chẽ.

Do đó, để có cơ sở xin ý kiến cấp trên chỉ đạo, giải quyết những vướng mắc liên quan đến công tác quản lý đất đai, đê điều sông Trường Giang tại các địa phương, UBND huyện Thăng Bình yêu cầu UBND các xã trên tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê tất cả các trường hợp đang nuôi thủy sản trên sông Trường Giang (phía trong đê và ngoài đê) trên địa bàn xã, tổng hợp theo biểu mẫu, gửi văn bản báo cáo và danh sách thống kê về UBND huyện.

Bên cạnh đó, huyện yêu cầu UBND các xã tăng cường công tác quản lý đất đai, đê điều dọc sông Trường Giang, kịp thời ngăn chặn các trường hợp lấn, chiếm đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; triển khai tổ chức xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền, lập thủ tục trình UBND huyện Thăng Bình xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. UBND huyện Thăng Bình cũng giao Phòng TN&MT tổng hợp báo cáo của UBND các xã, tham mưu văn bản để UBND huyện xin ý kiến chỉ đạo xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Sáng 20/12, trao đổi với PV Báo CAND, bà Phan Thị Nhi, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết, các xã dọc sông Trường Giang đã có báo cáo về tình hình nuôi thủy sản dọc sông Trường Giang. Tuy nhiên, huyện nhận thấy thông tin, số liệu vẫn chưa được chính xác, đầy đủ nên đang giao cho làm lại. “Những trường hợp được giao đất để nuôi thủy sản dọc sông Trường Giang thì ít, mà lấn đất thì nhiều. Chúng tôi sẽ cho rà soát lại, khi nào xong thì xin ý kiến Ban Thường vụ Huyện ủy có hướng chỉ đạo giải quyết”, bà Nhi thông tin thêm.

Nguồn: Báo Công An Nhân Dân

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3