Khởi tố các đối tượng về hành vi gian lận hóa đơn xăng dầu


(CHG) Công an tỉnh Lạng Sơn vừa triệt phá đường dây mua bán 1.400 hóa đơn trái phép với tổng số tiền ghi trên hóa đơn là hơn 13 tỷ đồng. Đồng thời, khởi tố và lệnh bắt bị can để điều tra về hành vi mua bán trái phép hóa đơn trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
 
Đối tượng Nguyễn Thị Huệ tại cơ quan điều tra về hành vi gian lận.
Ngày 28/03, Công an tỉnh Lạng Sơn thông tin, đơn vị đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 9 đối tượng để điều tra về hành vi mua bán trái phép hóa đơn.
Đường dây mua bán hóa đơn này do đối tượng Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1962, trú tại xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) cầm đầu.
Đối tượng Huệ là Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Tùng Đại Phát (hoạt động trong lĩnh vực vân tải vật liệu xây dựng, đặt tại thị trấn Kép, huyện lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Huệ đã cấu kết với các đối tượng là Trưởng cửa hàng xăng dầu thuộc Chi nhánh Xăng dầu Lạng Sơn thực hiện hành vi phạm tội.
Theo điều tra, từ đầu năm 2022, do có nhu cầu mua hóa đơn khống để tăng chi phí đầu vào phục vụ kê khai thuế cho Công ty TNHH Một thành viên Tùng Đại Phát, Huệ đã liên hệ với Nông Ngọc Khiêm (sinh năm 1981, trú tại xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) - là Trưởng cửa hàng xăng dầu số 14 ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, đặt vấn đề mua hóa đơn khống.
Sau đó, Khiêm đã liên hệ với 7 trưởng cửa hàng xăng dầu khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đặt vấn đề xuất hóa đơn khống để bán cho Công ty TNHH Một thành viên Tùng Đại Phát.
Với phương thức này, năm 2022, Khiêm và các trưởng cửa hàng xăng dầu thuộc Chi nhánh xăng dầu Lạng Sơn nêu trên đã xuất khống trên 1.400 hóa đơn cho Công ty TNHH Một thành viên Tùng Đại Phát, với tổng số tiền ghi trên hóa đơn là hơn 13 tỷ đồng.
Hiện Công an tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào khoảng tháng 08/2022, Công an tỉnh Đắk Nông đã phá đường dây lập hàng chục công ty giả để phù phép hóa đơn giá trị gia tăng với số lượng lớn và quy mô liên tỉnh. Công ty "ma" được thành lập từ năm 2019 - 2021 với mục đích bán hóa đơn giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng trên toàn quốc có nhu cầu sử dụng hóa đơn để kê khai, hợp thức hóa đơn đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Chỉ với 3 công ty trên địa bàn Đắk Nông đối tượng đã xuất 1.112 tờ hóa đơn cho hơn 200 doanh nghiệp, tổng số tiền chưa tính thuế là gần 157 tỷ đồng, tiền thuế VAT là gần 16 tỷ đồng. Ngoài ra, các đối tượng còn thành lập 29 công ty "ma" tại nhiều tỉnh, thành phố để bán hóa đơn trái phép. Vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật./.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3