Kiểm soát gian lận trong khai báo hóa chất là tiền chất ma túy


(CHG) Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn sử dụng trái phép hóa chất là tiền chất để điều chế ma túy tổng hợp, Tổng cục Hải quan vừa tiếp tục yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát. 
Ma túy mới dạng nước trái cây (ma túy tổng hợp) do Hải quan TP. HCM phát hiện.
Nhu cầu lớn về tiền chất
Những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội diễn ra sôi động, nhu cầu sử dụng tiền chất trong sản xuất, kinh doanh, trong lĩnh vực thú y và y tế có chiều hướng gia tăng.
Hiện nay trên cả nước có khoảng 1.000 doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp và y tế. Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố: TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Cần Thơ… Đây là những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp hoặc khu chế xuất.
Các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất y tế chủ yếu tập trung tại TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng qua các cửa khẩu đường hàng không (sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài) và đường biển qua cảng biển khu vực cảng TP. HCM và khu vực cảng Hải Phòng.
Nguồn tiền chất công nghiệp nhập khẩu nhiều nhất từ các quốc gia, vùng lãnh thổ: Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Pháp, Ấn Độ... xuất khẩu chủ yếu là từ nội địa vào các khu chế xuất. Nguồn tiền chất y tế chủ yếu nhập từ các nước như Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức và Thụy Sỹ.
Theo danh mục tiền chất được Chính phủ ban hành (Nghị định 57/2022/NĐ-CP), có 60 loại tiền chất phải quản lý kiểm soát. Trong đó có 13 loại tiền chất do Bộ Công an quản lý, 39 loại tiền chất do Bộ Công Thương quản lý và 8 loại tiền chất do Bộ Y tế quản lý. Các loại tiền chất này khi làm thủ tục hải quan phải được cơ quan quản lý chuyên ngành cấp giấy phép xuất, nhập khẩu.
Nhiều vi phạm
Theo Tổng cục Hải quan, qua việc tham gia đoàn kiểm tra liên ngành kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy do Bộ Công an chủ trì và công tác tổng hợp, báo cáo từ các cục hải quan địa phương, có thể điểm qua một số hành vi điển hình từ những vụ xử lý vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất để sản xuất ma túy.
Đó là gian lận khi khai báo hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu hóa chất là tiền chất ma túy như: không khai hoặc khai sai về tên hàng, số lượng, chủng loại của hàng hóa; sử dụng tên, địa chỉ, nhân thân giả để gửi và nhận hàng hóa; sử dụng mạng xã hội, công nghệ trong việc trao đổi mua bán, vận chuyển trái phép tiền chất ma túy.
Khai báo không đúng, không đầy đủ về thông tin mô tả hàng hóa, về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định tên hàng hóa như: thông tin về vật chất cấu thành, thành phần, hàm lượng, chức năng, công dụng, phân loại... dẫn đến gây khó khăn, nhầm lẫn trong công tác kiểm tra, xác định hàng hóa.
Doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; hàng gửi kho ngoại quan không thực hiện đúng, đầy đủ quy định liên quan đến quản lý, sử dụng tiền chất, dẫn đến gây thất thoát tiền chất, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng mua bán, trao đổi tiền chất để sản xuất, điều chế trái phép chất ma túy.
Ngoài ra, có cả hành vi gian lận trong sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất, gồm: Sử dụng giấy phép giả, hết hạn, sửa chữa, tẩy xóa; số lượng tiền chất xuất khẩu, nhập khẩu thực tế lớn hơn số lượng tiền chất trong giấy phép, nhập khẩu nhiều lần với cùng một giấy phép... Gian lận trong sang chiết, vận chuyển trái phép tiến chất như: thay nhãn mác gắn trên bao bì, chai lọ chứa tiền chất không dán nhãn hoặc không dùng để đựng hóa chất...
Có cả việc vận chuyển hàng hóa là tiền chất khi tạm nhập tái xuất, quá cảnh và gửi kho ngoại quan không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định.
Từ những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nêu trên, để kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy, ngày 23/03/2023 Tổng cục Hải quan ban hành Công văn số 1276/TCHQ-ĐTCBL về việc tăng cường kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất ma túy năm 2023.
Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan địa phương chỉ đạo các đơn vị tổ chức lực lượng phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng tiền chất, hỗn hợp hóa chất chứa tiền chất, các sản phẩm, chế phẩm chứa tiền chất diễn ra trong địa bàn hoạt động hải quan.
Nhận diện phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm trong hoạt động xuất nhập khẩu, sử dụng, quản lý tiền chất; phát hiện sơ hở, đề xuất cảnh báo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý./.
Khu vực Đông Nam Á với điểm nóng về ma túy là vùng “Tam giác vàng” mỗi năm trung bình sản xuất khoảng 20 tấn ma túy đá, 1 tỷ viên methaphetamine và hơn 3.000 tấn tiền chất được sử dụng để sản xuất ma túy, 680 tấn thuốc phiện, 50 tấn heroin. (Nguồn: Bộ Công an.)

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/kiem-soat-gian-lan-trong-khai-bao-hoa-chat-la-tien-chat-ma-tuy-172921.html

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3