Kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, doanh nghiệp bị phạt 152 triệu đồng


(CHG) Công ty TNHH MTV Việt Hà Tây Nguyên (46 Đinh Công Tráng, phường 7, thành phố Đà Lạt) vừa bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt 152 triệu đồng vì kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Số nầm heo không rõ nguồn gốc bị thu giữ.

Theo kết quả kiểm tra Công ty TNHH MTV Việt Hà Tây Nguyên mới đây, Công an TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) phát hiện nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được lưu trữ tại đây. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không cung cấp được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của 700kg nầm heo, 270kg dồi trường heo và một số hàng hóa khác, tổng trị giá khoảng 308 triệu đồng.
Cơ quan chức năng xác định số thực phẩm trên được doanh nghiệp cung cấp cho nhiều quán ăn nổi tiếng ở Đà Lạt. Sau đó, các quán ăn này “biến” các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc trên thành những món “đặc sản”, bán với giá cao.
UBND TP.Đà Lạt đề xuất tỉnh Lâm Đồng xử phạt 140 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và 12 triệu đồng vì không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Tổng số tiền Công ty TNHH MTV Việt Hà Tây Nguyên phải đóng phạt là 152 triệu đồng.
Cơ quan chức năng đã tịch thu, tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm (nội tạng đông lạnh trôi nổi) nói trên.
Cùng thời điểm, lực lượng chức năng kiểm tra 2 cơ sở cùng tên Bò Tơ Đà Lạt 118 (của 2 chủ khác nhau) tại 118 Hùng Vương và số 8 Đồi Dã Chiến (P.11, TP.Đà Lạt), chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa (thịt bò các loại). Đáng chú ý, tại cơ sở số 8 Đồi Dã Chiến, lực lượng chức năng phát hiện 97 kg nầm heo trị giá khoảng 19 triệu đồng không có nguồn gốc xuất xứ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virut, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), nội tạng và thịt lợn sẽ chứa lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, nem chạo, cháo lòng... chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng cho rằng, thực phẩm không bảo đảm an toàn sẽ dễ bị ô nhiễm bởi các tác nhân lý, hóa, sinh học, nếu được tiêu thụ sẽ gây hại cho cơ thể. Tác động tức thời có thể gây ra ngộ độc thực phẩm từ nhẹ cho đến nặng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy... Nguy hiểm hơn là sự tích lũy lâu dài của các độc tố trong "thực phẩm bẩn" gây nên những hậu quả mãn tính mà không có biểu hiện ngay ra bên ngoài, nguy hiểm nhất là ung thư. “Thực phẩm bẩn" là một trong những thủ phạm liên quan đến tỷ lệ người bị ung thư ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư có mối liên quan tới "thực phẩm bẩn". Ung thư đại trực tràng xếp hàng thứ 5 sau ung thư phổi, dạ dày, gan, ung thư vú”, Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn nhấn mạnh.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3