Kon Tum: Bắt đối tượng lừa đảo hơn 600 triệu qua zalo


(CHG) Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Kon Tum) đã bắt giữ đối tượng tạo tài khoản Zalo giả và nhắn tin dụ dỗ nạn nhân góp vốn đầu tư chung, chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng.

Đối tượng Nguyễn văn Hùng tại cơ quan công an. Ảnh: TTXVN

Ngày 17/9, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Kon Tum) đã bắt giữ và di lý đối tượng Nguyễn Văn Hùng (25 tuổi, trú huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) về tỉnh Kon Tum để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 600 triệu đồng.

Theo điều tra, khoảng tháng 4/2022, chị V.T.N (25 tuổi, trú tại TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nhận được tin nhắn zalo đề nghị hợp tác đầu tư ngoại hối. Sau một thời gian trò chuyện, chị N. đã đồng ý và chuyển tiền nhiều lần cho đối tượng Hùng với tổng số là 635 triệu đồng.

Sau khi chuyển tiền, nhắn tin cho đối tượng Hùng để hỏi về tình hình đầu tư, chị V.T.N không nhận được câu trả lời nên đã ra Công an tỉnh Kon Tum trình báo.

Đến ngày 16/9/2022, lực lượng chức năng đã bắt giữ đối tượng Hùng ở tỉnh Vĩnh Phúc, thu nhiều tài liệu, thiết bị liên quan đến vụ án. Qua đấu tranh, đối tượng Hùng thừa nhận đã tạo tài khoản Zalo giả để nhắn tin dụ dỗ chị V.T.N góp vốn đầu tư chung.

Sau khi tạo niềm tin của chị V.T.N, Hùng đã nhờ Nguyễn Văn Tuân (27 tuổi, trú xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) mua nhiều sim rác để mở tài khoản ví điện tử Viettel Money giả, tài khoản ngân hàng giả. Toàn bộ số tiền lừa đảo, Hùng đã chia nhỏ, đầu tư tiền ảo và chuyển cho các tiệm vàng ở Hà Nội để rút tiền mặt.

Vụ việc đang được Công an tỉnh Kon Tum tiếp tục điều tra, làm rõ.

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3