Kỳ 1: Phân bón giả - Hậu quả thật


(CHG) Cùng với việc biến đổi khí hậu khiến thiên tai, sâu bệnh hoành hành trong sản xuất nông nghiệp là vấn nạn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, dẫn tới việc sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương trên cả nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng về năng suất, chất lượng.
Từ xa xưa, ông cha ta đã có những đúc kết rất khoa học cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng như: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”… qua đó thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng.
Từ một quốc gia phải phụ thuộc vào nguồn phân bón nhập khẩu, trong khoảng 30 năm trở lại đây, ngành phân bón của Việt Nam đã có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ. Không chỉ chủ động được nguồn cung cấp, Việt Nam còn xuất khẩu sản phẩm sang một số quốc gia trên thế giới.
Với việc chủ động được nguồn cung về phân bón đã giúp người nông dân chủ động trong canh tác, cũng như mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp theo vùng miền, tạo ra nền sản xuất nông nghiệp theo quy mô công nghiệp, tạo ra nguồn hàng hóa đủ lớn để cung cấp cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, thời gian qua thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đang có vấn đề nhức nhối với người nông dân, cũng như với phía các nhà quản lý. Ngoài việc giá cả phân bón tăng phi mã do giá nguyên liệu, sản xuất đầu vào tăng cao, thì vấn nạn hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả trong lĩnh vực phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.
Đội QLTT số 3 thuộc Cục QLTT tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra đột xuất một hộ kinh doanh phân bón tại địa chỉ ấp Trấn Thệ, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang. 
Nếu như phân bón đạt chuẩn chất lượng, được sử dụng đúng theo quy định, liều lượng, sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng, giữ cho cây trồng phát triển, năng suất cao, đồng thời giúp bảo vệ đất, làm cho đất trồng thêm phần màu mỡ. Thì ngược lại, phân bón giả, phân bón kém chất lượng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường và giảm năng suất cây trồng. Trên thực tế, cây trồng bị suy kiệt sức sống, dễ bị sâu bệnh tấn công, người nông dân mất thêm chi phí phòng và trừ sâu bệnh, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế…
Phân bón kém chất lượng, phân bón giả thường chứa các kim loại nặng hoặc các vi sinh vật gây hại, các chất kích thích sinh trưởng vượt quá mức quy định. Khi sử dụng sẽ làm cho đất hấp thụ những chất độc hại khiến đất suy thoái, cằn cỗi, gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn, đồng thời với đó là
cây trồng không thể hấp thu dinh dưỡng khiến sản lượng, chất lượng nông sản bị giảm sút.
Phân bón giả còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và môi trường tại nơi sản xuất. Trên thực tế, nhiều nhà máy sản xuất phân bón không đảm bảo quá trình xử lý môi trường, xả thải sang các khu vực lân cận dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước xung quanh, gây chết hàng loạt các loại động, thực vật, vi sinh vật.
Việc sử dụng phân bón giả với số lượng lớn có thể tác động tới sự nóng lên toàn cầu. Phân bón chứa các chất như metan, carbon dioxide, ammoniac, nito làm tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nito oxit là khí gây hiệu ứng nhà kính đứng thứ ba sau carbon dioxide, metan, phá hủy tầng ozon bảo vệ trái đất khỏi các tia cực tím có hại của mặt trời.
Tại buổi đối thoại chuyên đề “Phân bón giả, tác hại thật” do VnEconomy tổ chức, ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận định: Hệ thống đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp trên khắp cả nước chính là “cửa thông hành” để phân bón giả tràn lan trên thị trường. Đồng thời, ông Nguyễn Trí Ngọc cũng cho biết thêm phân bón NPK là loại bị làm giả phổ biến và nhiều nhất trên thị trường, cụ thể: “Đây là loại phân bón đáp ứng được nhu cầu cơ bản của hầu hết các loại cây trồng hiện nay. Vì vậy nhu cầu phân bón NPK rất lớn. Các đối tượng sản xuất, buôn bán phân bón giả không thể bỏ qua những mảng kinh doanh siêu lợi nhuận này. NPK là phân bón ba màu. Trong đó, có màu đỏ, nhiều cơ sở sản xuất phân bón giả lợi dụng đặc điểm nhận biết này, nghiền bột gạch non rồi dùng công nghệ cuốc xẻng, máy trộn, làm giả bao bì của các thương hiệu lớn để cho ra thị trường NPK giả”, (nguồn VnEconomy).
Tuy nhiên, thời gian gần đây, phần lớn các nhà máy sản xuất phân bón chuyển đổi dây chuyền sản xuất, sử dụng công nghệ khí hóa lỏng bởi vậy yếu tố ba màu trong phân bón NPK không còn rõ nữa. Thế nhưng, do tư duy, nhận thức theo lối mòn cũ, nên người dân chỉ chọn lựa mua phân bón NPK có ba màu. Bởi vậy đây là cơ hội, cũng như điều kiện thuận lợi để phân bón NPK giả tiếp tục có “đất sống’ và nông dân vô tình là người tiếp tay.
Lực lượng QLTT giám sát tiêu hủy phân bón giả.
Vấn nạn phân bón kém chất lượng, phân bón giả hoành hành trên cả nước, bởi lĩnh vực này mang lại nguồn lợi vô cùng lớn cho các đối tượng sản xuất. Hệ lụy của vấn nạn trên để lại vô cùng to lớn, không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất, trồng trọt, mà còn để lại hậu quả vô cùng nặng nề, thậm chí rất nghiêm trọng. Bởi việc làm này có thể làm suy yếu nguồn gen của cây trồng, ảnh hưởng trực tiêp đến thổ nhưỡng, hiệu quả kinh tế, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực của quốc gia.
Chính vì điều đó, các cơ quan chức năng cần trú trọng việc thanh kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất phân bón, đặc biệt là các cửa hàng cung ứng phân bón, thiết bị, vật tư nông nghiệp. Đồng thời nâng cao nhận thức, tuyên truyền về cách nhận biết phân bón thật- giả cho người dân, cũng như nâng mức xử lý vi phạm hành chính, thậm chí có thể hình sự hóa sự việc sản xuất phân bón giả và đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm xử lý tình trạng trên.
(Còn nữa)
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3