(CHG) Theo đó, UBND TP Đà Lạt đề nghị Công an TP Đà Lạt chỉ đạo các Đội nghiệp vụ hỗ trợ Công an các phường, xã trong công tác điều tra, xác minh có tình trạng cán bộ, công chức, viên chức cấu kết, tiếp tay, dung túng cho đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.
Trước tình trạng các vụ phá rừng xảy ra ngày càng manh động, gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng trong thời gian qua, UBND TP Đà Lạt vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng, trong đó có Công an TP Đà Lạt lập chuyên án để điều tra xử lý những đối tượng đầu nậu, băng nhóm chuyên tổ chức phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, mua bán, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép.
UBND TP Đà Lạt cũng đã yêu cầu Hạt Kiểm lâm Đà Lạt, các đơn vị chủ rừng, UBND các phường, xã quản lý chặt chẽ diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt.
Vụ phá rừng xảy ra tại tiểu khu 144B, phường 8, TP Đà Lạt gây thiệt hại gần 2ha rừng. |
Chủ tịch UBND các phường, xã có trách nhiệm kiểm tra rừng ít nhất 2 lần/tuần. Hạt Kiểm lâm Đà Lạt thực hiện nghiêm việc tuần tra rừng, kịp thời ngăn chặn, xử lý ngay từ ban đầu các vụ vi phạm liên quan đến phá rừng, đặc biệt là tình trạng “gặm nhấm”, lấn chiếm đất lâm nghiệp, không để diễn biến phức tạp, vi phạm kéo dài gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng.
UBND TP Đà Lạt cũng sẽ có hình thức khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý khiến rừng bị mất.
Chỉ đạo trên của UBND TP Đà Lạt được đưa ra sau khi phát hiện vụ phá rừng quy mô đặc biệt lớn tại tiểu khu 144B, phường 8, TP Đà Lạt khiến gần 400 cây thông hàng chục năm tuổi bị cưa hạ trên diện tích gần 2ha. Khu vực rừng bị phá nằm giáp ranh giữa địa giới hành chính phường 8, TP Đà Lạt và xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Nơi đây cách cổng khu du lịch Thung lũng Tình yêu khoảng 5km. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao cho Công an tỉnh chủ trì, khẩn trương điều tra, làm rõ vụ phá rừng trên.
(CHG) Trong 9 tháng đầu năm 2024, Đội QLTT số 8 thường xuyên tích cực tham gia, phối hợp 08 đoàn liên ngành trên địa bàn 02 do UBND huyện Mang Yang và UBND huyện Đak Đoa mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết