(CHG) Theo UBND TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, tháo dỡ toàn bộ phần công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại đường Hoa Phượng Tím, thuộc Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.
Theo đó, yêu cầu Ban QL Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, do ông Nguyễn Quốc Tuyến làm giám đốc phải tháo dỡ toàn bộ các công trình vi phạm trong vòng 10 ngày, nếu không tự nguyện sẽ bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.
Công trình phải tháo dỡ gồm 8 khối có kết cấu khung sắt, mái lợp tôn, 1 tầng trệt có tổng diện tích 823,6 m2; trong đó, khối công trình diện tích nhỏ nhất hơn 20 m2,lớn nhất hơn 200 m2. Các công trình này được Ban QL Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm xây dựng từ năm 2006 nhưng không có giấy phép theo quy định.
Hồ Tuyền Lâm là một trong những địa bàn có nhiều công trình sai phạm bậc nhất TP.Đà Lạt. Năm 2020, UBND TP.Đà Lạt vừa ban hành quyết định cưỡng chế nhiều công trình vi phạm.
Nhiều dự án sai phạm tại khu vực Hồ Tuyền Lâm |
Trong đó có dự án Khu nghỉ dưỡng Cereja Hotel & Resort Đà Lạt tại Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm thuộc Công ty Cổ phần Thiên Nhân có trụ sở chính tại phường Thảo Điền (Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Chủ đầu tư buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với 3 công trình xây dựng không phép tại Khoảnh 3, Tiểu khu 266, Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (thuộc Phường 3, thành phố Đà Lạt).
Ba công trình trên thực chất là các căn biệt thự biệt lập, có sân vườn, được phân lô riêng rẽ, được chủ đầu tư xây dựng trái phép, không phù hợp với mục tiêu của dự án này. Cụ thể, khối 1 (căn thứ nhất) có tổng diện tích sàn hơn 1.300 m2; gồm 1 trệt, 4 lầu (kết cấu móng, dầm, sàn bê tông cốt thép). Khối 2 (căn thứ 2) có diện tích sàn 42,25 m2; gồm 1 tầng, kết cấu móng, trụ, dầm, sàn bê tông cốt thép, tường gạch. Khối 3 (căn thứ 3) có diện tích sàn 764 m2; gồm 1 hầm, 1 trệt, 2 lầu (kết cấu móng, trụ, dầm, sàn bê tông cốt thép, tường gạch, mái ngói).
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết