Lẫn lộn ở "thủ phủ" hàng xách tay


(CHG) Phố Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội) từ lâu đã được nhiều người tiêu dùng, nhất là chị em phụ nữ thích sử dụng hàng ngoại coi nơi đây là “thiên đường mua sắm”. Trên con phố này có bạt ngàn các sản phẩm hàng xách tay từ mỹ phẩm, sữa tắm, bánh kẹo, đồ dùng gia đình, rượu, bia, thuốc lá...
Hình ảnh phố Nguyễn Sơn (Long Biên, Hà Nội) được gọi là "thủ phủ" hàng xách tay.
Sau vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11kg ma túy trà trộn trong các tuýp kem đánh răng gây xôn xao dư luận, câu hỏi đặt ra về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không thế nào? Liệu tại phố Nguyễn Sơn – “thủ phủ” của hàng xách tay có đang tiếp tay lưu thông cho hàng lậu, hàng giả?
Hàng xách tay có phải là hàng lậu?
Theo quan sát của phóng viên Tạp chí Điện tử Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG), các cửa hàng trên phố Nguyễn Sơn có cách bài trí và quy mô nhỏ, nhưng bên trong bày bán như một siêu thị mini với đủ những sản phẩm xách tay được nhân viên quảng cáo là hàng Nga, Nhật, Thái, Hàn... chính hiệu, do người nhà ở nước ngoài gửi về.
Sự phong phú và đa dạng của các mặt hàng được bày bán bên trong các cửa hàng ở Nguyễn Sơn có thể đáp ứng được mọi nhu cầu, cần mua thứ gì sẽ có thứ đó của nhiều người tiêu dùng Việt.
Do được tiếng là hàng xách tay nên khảo sát giá thành các mặt hàng nhìn chung đều không rẻ so với hàng phổ thông, nhưng lại “mềm” hơn nhiều nếu so với hàng nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, đa số đều là hàng không có hóa đơn, tem nhãn phụ tiếng Việt khiến nhiều khách hàng băn khoăn, liệu có phải là hàng xách tay thật hay là hàng lậu, hàng giả trà trộn?
Trả lời báo chí mới đây, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, nhìn bình thường tại phố Nguyễn Sơn, các cửa hàng xách tay chỉ mỗi thứ một tí mang về bán như buôn bán vặt. Nhưng thực ra, có những cửa hàng vận hành như đường dây xách tay từ nước ngoài về, với khối lượng rất lớn, nhưng hiện chưa cơ quan nào xem xét, kết luận. 
Có khi cửa hàng như vậy nhưng kho lại ở chỗ khác. Đây là những hàng hóa có thể chưa được kiểm tra về chất lượng, thậm chí nhiều mặt hàng không có hóa đơn chứng từ. Hàng xách tay tại đây phức tạp giữa hàng lậu và không lậu, thật giả lẫn lộn, phải kiểm tra mới làm rõ được. 
“Hàng xách tay hay không trên thị trường là trắng đen lẫn lộn. Lúc này, vai trò của các cấp quản lý, cán bộ là rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng buôn bán này”, Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú bày tỏ quan điểm.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, hàng xách tay không có nghĩa là hàng lậu. Theo tiêu chuẩn, quy định, hành khách đi máy bay được quyền mang theo một lượng hành lý, hàng hóa xách tay bao nhiêu kg và được miễn cước. Khi họ bán lượng hàng xách tay này ra thị trường, phải theo quy định của pháp luật Việt Nam về hàng hóa, theo quy định như các hàng hóa khác.
Người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng xách tay. Hàng nhập khẩu chính ngạch được cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát nhưng hàng xách tay các cơ quan chức năng chưa thực sự để mắt đến.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa ký quyết định thành lập tổ công tác liên ngành để chống buôn lậu qua đường hàng không; gồm 8 thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm; trong đó, ông Lê Thanh Hải - Ủy viên kiêm Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia - là Tổ trưởng. Các thành viên thuộc Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an), Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường).
Tổ công tác liên ngành này được giao nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý các thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế; quyền điều phối các đơn vị, lực lượng phối hợp xử lý vụ việc, tình huống đột xuất, phức tạp về buôn lậu hàng hóa qua đường hàng không.
 
Hình ảnh một cửa hàng trên phố Nguyễn Sơn bán hàng xách tay.
Tránh rủi ro khi mua hàng xách tay
“Hàng xách tay” thực tế đã là một cụm từ khá quen thuộc đối với người tiêu dùng ở Việt Nam. Thậm chí nhiều người còn có thói quen mua hàng xách tay nhiều hơn hàng chính hãng bởi quan niệm giá rẻ, chất lượng hơn hàng bán trong nước. Tuy nhiên, với những người biết luật, hàng xách tay trốn thuế về lâu dài thực sự gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và cả cá nhân người tiêu dùng.
Ngoài hàng giả, hàng kém chất lượng núp dưới danh nghĩa hàng xách tay là vi phạm pháp luật thì việc trốn thuế của hàng trăm, hàng ngàn đơn vị kinh doanh mặt hàng xách tay với số lượng lớn, kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ với nền kinh tế. 
Hàng xách tay cũng nằm trong danh sách những loại hàng mang tính rủi ro khá cao. Người mua khó có thể kiểm chứng nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của sản phẩm vì chúng thường không đi kèm giấy tờ. Lợi dụng điều này, nhiều người đã đánh tráo hàng giả, hàng nhái và gắn mác “hàng xách tay” để lừa gạt người tiêu dùng.
Đặc biệt, khi mua những sản phẩm như điện thoại xách tay hay một số đồ công nghệ khác, trong trường hợp gặp vấn đề liên quan đến chế độ bảo hành, người mua sẽ không được nhà sản xuất hỗ trợ.
Những món hàng xách tay giá rẻ bất ngờ có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đó có thể là những sản phẩm hàng giả, hàng nhái hay hết date. Điều này cực kỳ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm như sữa, mỹ phẩm…
Hàng giả được làm rất tinh vi và rất khó phân biệt nếu người mua không có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, nếu muốn mua những sản phẩm xách tay đảm bảo nhất, hãy nhờ người quen ở nước ngoài hoặc thường xuyên đi công tác nước ngoài mua hộ. Nếu không, hãy tìm một người bán uy tín để không phải lo lắng về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm./.
 
Tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập lậu gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Như vậy, đối với hàng hóa là điện thoại mua bán, lưu thông tại thị trường Việt Nam không có hóa đơn, chứng từ kèm theo là một trong những trường hợp hàng hóa được xem là hàng nhập lậu. Bên cạnh đó hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa. Do đó, hàng xách tay có thể được xem như hàng lậu.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3