Các bị cáo khác trong đường dây lừa đảo gồm: Nguyễn Thị Hậu (53 tuổi, trú huyện Sóc Sơn) 17 năm tù; Lưu Thị Lượng (65 tuổi, trú huyện Sóc Sơn) 13 năm tù; Vũ Xuân Thắng (46 tuổi, trú huyện Sóc Sơn) 18 năm tù; Đinh Đức Hiệp (69 tuổi, trú tỉnh Vĩnh Phúc) 17 năm tù; Ngô Thị Bạch Vân (72 tuổi, trú quận Ba Đình) 16 năm tù; Lê Thu Thảo (48 tuổi, trú quận Ba Đình) 16 năm tù; Nguyễn Đình Kiêu (64 tuổi, trú huyện Sóc Sơn) 13 năm; Dương Thị Hòa (50 tuổi, trú huyện Sóc Sơn) 8 năm tù.
![]() |
Các bị cáo trong vụ án |
Riêng bị cáo Nguyễn Thị Phúc (52 tuổi, trú quận Hai Bà Trưng) bị phạt 13 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và bị cáo Phạm Văn Đồng (32 tuổi, trú huyện Hoài Đức) bị phạt một năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
HĐXX cũng tuyên toàn bộ các giao dịch dân sự trong vụ án trên đều vô hiệu, hủy bỏ các giao dịch thế chấp, sang tên sở hữu nhà, đất giữa các bị cáo và người liên quan. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được trả cho chính chủ.
Theo cáo trạng, từ năm 2018 - 1/2020, Vũ Quý Lãm (SN 1986, ở Hải Dương là cựu công an viên) và các đồng phạm đã bàn bạc, lên kế hoạch và thống nhất kịch bản lừa đảo để kiếm tiền.
Thông qua các trang web mua, bán bất động sản, Lãm tìm hiểu thông tin về chủ đất rồi liên hệ, giả danh là người mua rồi yêu cầu chủ đất đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSĐ) để kiểm chứng, nhưng thực chất là thu thập thông tin, làm sổ giả.
Trong trường hợp tiếp cận với chủ đất, Lãm sẽ đánh tráo GCNQSDĐ giả để đổi lấy bản thật. Sau đó, phân công đồng bọn làm giả giấy tờ tuỳ thân, hộ khẩu của chủ đất rồi ký hợp đồng chuyển nhượng cho người khác.
Ngoài ra, Lãm còn tự giới thiệu bản thân có khả năng vay tiền lãi suất thấp ở ngân hàng, bằng hình thức thế chấp sổ đỏ.
Sau khi người vay tiền đưa cho Lãm sổ đỏ, đối tượng bàn bạc và phân công các đồng phạm làm giả giấy tờ tùy thân của chủ đất để đồng bọn giả danh ký hợp đồng chuyển nhượng cầm cố hoặc ủy quyền cho người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tiền.
Bằng thủ đoạn trên, Lãm và đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiền của 11 cá nhân (8 vụ) và VPBank (3 vụ).
(CHG) Chiều ngày 4/6, sau khi tiếp nhận nguồn tin từ Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, lực lượng Công an tỉnh Bình Phước đã khẩn trương tổ chức kiểm tra đột xuất một địa điểm kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết