(CHG) Thời gian gần đây, nhiều đối tượng vì hám lợi và lợi dụng địa hình nhiều kệnh rạch để đai vác, buôn bán hàng lậu qua biên giới. Tuy nhiên, Bộ đội biên phòng và các lực lượng chức năng tại các tỉnh biên giới Tây Nam đã thường xuyên tuần tra, kiểm soát, liên tiếp ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển hàng lậu.
Tổ chức hàng trăm tổ, chốt, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát
Ngày 30-4-2022, trong lúc tuần tra trên địa bàn xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, tổ công tác liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang đã phát hiện xe ô tô tải có biểu hiện nghi vấn nên yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Kết quả, tổ công tác phát hiện trên xe vận chuyển 970kg vải cuộn, 2.000 bộ quần áo che mưa, 14.500 chiếc võng lưới, 20 cuộn dây đai và 2 tấn túi nilon, tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.
Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Nguyễn Thanh Hùng (sinh năm 1967, ở thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên) không xuất trình được các loại hóa đơn, chứng từ hợp pháp của số hàng nói trên. Nguyễn Thanh Hùng khai nhận, Hùng vận chuyển thuê số hàng hóa này từ quận 6, thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang với tiền công 1,4 triệu đồng.
Tang vật thuốc lá lậu bị BĐBP Kiên Giang thu giữ. Ảnh: Khánh An |
Khoảng 20 giờ, ngày 21-4-2022, trên sông Hậu đoạn thuộc khu vực biên giới xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Long Bình, BĐBP An Giang phát hiện 1 đối tượng điều khiển thuyền máy có biểu hiện nghi vấn nên đã nhanh chóng tiếp cận để kiểm tra. Đối tượng đã nhảy xuống sông, bơi vào bờ về phía Campuchia, bỏ lại thuyền máy và 1.200 gói thuốc lá hiệu Bayon, Hero, Ram.
Trước đó, đêm 5-4-2022, cũng tại khu vực biên giới xã Khánh An, huyện An Phú, tổ công tác liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang phối hợp cùng Đồn BPCK Long Bình đã phát hiện 2 thanh niên điều khiển vỏ lãi từ hướng Campuchia vào Việt Nam. Khi phát hiện tổ công tác, lợi dụng đêm tối, 2 đối tượng nhảy xuống sông bơi về hướng Campuchia để tẩu thoát, bỏ lại phương tiện và 2.000 bao thuốc lá ngoại hiệu Hero, Bayon.
Theo Đại tá Lý Kế Tùng, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP An Giang, do chênh lệch giá thuốc lá giữa Campuchia và Việt Nam, cùng với việc khan hiếm hàng do BĐBP và các lực lượng chức năng quyết liệt chống buôn lậu trên biên giới nên các đối tượng tìm đủ mọi cách để vận chuyển thuốc lá lậu vào nội địa bán kiếm lời. Từ đầu năm 2022 đến nay, BĐBP An Giang và lực lượng liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang đã phát hiện, thu giữ gần 20.000 gói thuốc lá ngoại nhập lậu.
Ngày 18-4-2022, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh An Giang tổ chức tiêu hủy 960.273 gói thuốc lá nhập lậu và thuốc lá giả các loại, trong đó, có trên 786.000 gói thuốc nhãn hiệu Hero, Jet, Nelson. Đây là số thuốc lá lậu và thuốc lá giả được các lực lượng: BĐBP, Công an, Quản lý thị trường và Hải quan tỉnh An Giang phát hiện, thu giữ trong 2 năm qua.
“Nhức nhối” cả trên đường bộ lẫn đường biển
Không chỉ ở An Giang mà từ thời điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đến nay, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua các tỉnh biên giới Tây Nam như Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang... có xu hướng gia tăng. Các lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển hàng lậu với số lượng lớn.
Vừa qua, ngày 12-4-2022, tại khu vực xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, Đồn Biên phòng Cầu Muống, BĐBP Đồng Tháp đã phối hợp với các đơn vị chức năng tạm giữ đối tượng Bùi Quốc Kiệt, trú tại thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự cùng 1 đối tượng khác (đã bỏ trốn) vận chuyển trái phép 2.500 gói thuốc lá ngoại các loại.
Cùng ngày, tại khu vực xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tổ công tác của Đồn Biên phòng Cầu Muống phát hiện nhóm đối tượng mang vác thuốc lá lậu. Trong quá trình ngăn chặn, các đối tượng đã bỏ lại hàng hóa chạy về bên kia biên giới. Tang vật thu giữ tại hiện trường gồm 1.000 gói thuốc lá ngoại các loại.
Kiên Giang là tỉnh có đường biên giới trên bộ và cả trên biển giáp với Campuchia nên hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khá phức tạp, nhất là tại thành phố Hà Tiên, huyện Giang Thành và thành phố Phú Quốc. Chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã bắt giữ hơn 50 vụ vi phạm, xử lý và thu nộp ngân sách Nhà nước gần 3 tỷ đồng; khởi tố hình sự 4 vụ với 5 đối tượng, thu giữ gần 8.000 gói thuốc lá lậu, gần 150.000 lít dầu DO cùng nhiều mặt hàng tiêu dùng khác...
Gần đây nhất, vào lúc 20 giờ, ngày 16-4, Đồn BPCK Giang Thành, BĐBP Kiên Giang phát hiện 3 đối tượng mang vác 3 bao tải đi từ bên kia biên giới vào nội địa. Bị vây bắt, các đối tượng đã lợi dụng đêm tối, địa hình kênh rạch để chạy sang bên kia biên giới, để lại 3 bao tải chứa 1.400 gói thuốc lá nhãn hiệu Hero. Đến 21 giờ 10 phút cùng ngày, tổ công tác của Đồn BPCK Giang Thành tiếp tục phát hiện 3 đối tượng mang vác 3 bao tải, trên tay cầm roi điện, dao cán dài. Với tinh thần quyết tâm trấn áp tội phạm, tổ công tác đã triển khai đội hình vây bắt. Khi phát hiện lực lượng làm nhiệm vụ, các đối tượng tẩu thoát qua biên kia biên giới, để lại 3 bao tải chứa 1.400 gói thuốc lá hiệu Hero và Jet.
Trước tình hình này, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh biên giới Tây Nam đã thường xuyên chỉ đạo các đồn, đơn vị Biên phòng tăng cường chốt chặn, tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, nhất là tại các khu vực đường mòn, lối mở, vào ban đêm - thời điểm các đối tượng thường tổ chức đai vác, tập kết hàng lậu. Đặc biệt, các đơn vị BĐBP đã chủ động phối hợp với các đơn vị Hải quan, Công an, Quản lý thị trường... mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường kiểm tra các kho bãi, điểm chứa hàng hóa gần khu vực biên giới; triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển hàng lậu qua biên giới.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết