(CHG) Chỉ trong 1 tuần lực lượng CSGT đường thuỷ Quảng Bình đã bắt giữ 2 vụ đang khai thác cát trái phép trong đêm.
Theo đó, vào lúc 22h ngày 14/6, Tổ tuần tra Đội Cảnh sát đường thuỷ thuộc Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an Quảng Bình chủ trì phối hợp với Công an huyện Quảng Ninh, Quảng Bình tiến hành tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Kiến Giang đoạn qua xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình và phát hiện một thuyền sắt đang có hành vi khai thác cát trái phép.
Tổ tuần tra, kiểm soát phát hiện thuyền sắt của bà Phạm Thị Thuỷ đang khai thác cát trái phép.
Chủ phương tiện thuyền sắt khai thác cát trái phép là Phạm Thị Thuỷ (SN 1976), trú xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh. Tại thời điểm kiểm tra, Phạm Thị Thuỷ đã khai thác được 6m2 cát trái phép. Tổ tuần tra kiểm soát đã lập biên bản, bàn giao cho Công an huyện Quảng Ninh xử lý theo quy định.
Trước đó, vào lúc 23h ngày 7/6, Đội CSGT đường thuỷ thuộc Phòng CSGT, Công an Quảng Bình chủ trì phối hợp với Công an huyện Quảng Ninh, Quảng Bình cũng đã tuần tra, kiểm soát trên sông Long Đại, đoạn qua xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh và phát hiện, bắt quả tang Lê Hữu Phượng (SN 1986), trú thôn Xuân Dục, xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh đang điều khiển thuyền sắt khai thác cát trái phép. Tại thời điểm kiểm tra, Phượng đã khai thác được hơn 5m2 cát.
Tổ CSGT bắt quả tang Lê Hữu Phượng đang khai thác cát trái phép trên sông Long Đại.
Liên quan tới khai thác cát trái phép, trong quá trình tuần tra kiểm soát trên tuyến sông Tiền, thuộc thủy phận xã Hòa Hưng (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), sáng 4/6 Đội Cảnh sát kinh tế Công an huyện Cái Bè, Tiền Giang đã phát hiện, bắt quả tang Phan Hồng Thái (SN 1984, ngụ xã Bình Xuân, thị xã Gò Công) và Trịnh Chí Thanh (SN 2003, ngụ xã Hoà Khánh, huyện Cái Bè) đang thực hiện hành vi bơm hút cát từ lòng sông Tiền lên phương tiện thủy (tàu vỏ thép) mang biển kiểm soát TG-13769.
Thời điểm kiểm tra, trên phương tiện có chứa 41,7m3 cát. Thái và Thanh không xuất trình được bất kỳ giấy tờ về hoạt động khai thác cát do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Ngày 21/5 trên vùng biển Cần Giờ, BĐBP TP.HCM phát hiện 01 phương tiện tàu vận tải, biển kiểm soát HD 9988, đang hành trình hướng từ biển vào TP. HCM. Khi kiểm tra, tổ công tác phát hiện giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu đã hết hiệu lực, chủ tàu không xuất trình được các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc về số cát có trên phương tiện (khoảng 100m3 cát). Tổ công tác đã yêu cầu chủ phương tiện neo đậu tại Hải đội 2, để tiến hành xác minh, làm rõ theo quy định của pháp luật.
Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 20/5, tổ công tác Trạm Biên phòng, Cửa khẩu cảng Nhà Rồn, TP.HCM đã tuần tra và phát hiện một số phương tiện đang hút cát trái phép khu vực sông Đồng Nai (khu vực giáp ranh giữa xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. HCM). Ngay khi phát hiện có lực lượng tuần tra, các đối tượng trên ghe tải đã tháo chạy theo nhiều hướng vào các rạch không tên của tỉnh Đồng Nai trốn thoát.
Quá trình truy đuổi, Tổ tuần tra đã bắt giữ một ghe tải LA 01618 ông Lê Văn Phượng, sinh năm 1981, tỉnh Đồng Nai điều khiển, trên ghe tải có 2m3 cát sông nước ngọt, lẫn tạp chất. Ông Phượng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của số cát có trên ghe tải, không có chứng chỉ chuyên môn thuyền trưởng và máy trưởng; sử dụng phương tiện có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hiệu lực, không đăng ký lại phương tiện.
Theo các nhà chuyên môn, tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép hoặc khai thác quá mức tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái, gây khó khăn cho công tác phòng, chống thiên tai. Việc hút cát, sỏi theo kiểu tận thu, bừa bãi khiến đáy sông bị hạ thấp, làm dòng chảy biến dạng kéo theo hàng loạt sự cố xói lở bãi sông, đê, bờ kè, không chỉ làm thất thoát tài nguyên, thất thu thuế của Nhà nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đê kè, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài sản, tính mạng và cuộc sống sinh hoạt của người dân. |
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết