Liên tiếp phát hiện xe ô tô cũ nát hoán cải để chở gỗ lậu


(CHG) Công an huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi đã phát hiện, thu giữ nhiều xe chở gỗ lậu không có chủ trên địa bàn.

Phương tiện chở gỗ lậu bị lực lượng công an bắt giữ.

Trong dịp nghỉ lễ 1/5, khi tuần tra, kiểm tra tại tuyến đường liên xã Sơn Long đi xã Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum), Công an xã Sơn Long phát hiện một ô tô 16 chỗ mang BKS 67B -002.78 không người điều khiển đang dừng đỗ có dấu hiệu nghi vấn. Tiến hành kiểm tra, tổ công tác ghi nhận phần ghế sau được cải tạo, tháo dỡ chở 20 phách gỗ dổi với khối lượng 1,029m3.
Cùng ngày, công an xã này tiếp tục phát hiện tại khu vực rẫy trồng keo của người dân thôn Tà Vay có 7 phách gỗ dồi với khối lượng 0,472m3 không xác định được chủ nhân.
Đến ngày 3/5, Công an huyện Sơn Tây  bắt quả tang ô tô mang BKS 77B -001.59 không người điều khiển, phần ghế sau được cải tạo chở 12 phách gỗ dổi với khối lượng hơn 0,700m3. Đáng chú ý, qua kiểm tra công an còn phát hiện trên chiếc xe này có 2 BKS chưa gắn vào xe mang số 76B -028.76.
Theo ghi nhận đặc điểm chung các xe chở gỗ lậu trên đều trong tình trạng cũ nát, hàng ghế phía sau được độ chế, gỡ bỏ để chở gỗ.
Tra cứu dữ liệu phương tiện trên hệ thống Đăng kiểm cho thấy, các xe vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ không phương tiện nào còn hạn đăng kiểm.
Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ phương tiện cùng số gỗ trên để tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ vụ việc.

Hoán cải xe cũ nát chở gỗ lậu.

Trước đó, ngày 12/4, trong lúc thực thi nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tại tuyến đường dân sinh thuộc xã Hồng Thượng, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện xe ô tô 16 chỗ, màu trắng bạc, BKS 37B-020.00 đang lưu thông theo hướng về đường Hồ Chí Minh có dấu hiệu nghi vấn nên ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra. Tuy nhiên, lái xe không chấp hành hiệu lệnh mà tiếp tục tăng ga điều khiển phương tiện về hướng xã Phú Vinh.
Ngay lập tức, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới tổ chức truy đuổi, đồng thời đề nghị Công an huyện phối hợp chốt chặn, đón bắt phương tiện nêu trên. Khi truy đuổi đến khu vực ngã ba Bốt Đỏ thuộc xã Phú Vinh, huyện A Lưới, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng điều khiển xe đã bỏ chạy, để lại phương tiện.
Tại hiện trường, xe ô tô 16 chỗ bị bỏ lại đã tháo hết ghế ngồi phía sau để chở 11 phách gỗ xá xị (thuộc nhóm IIA). Lực lượng chức năng còn xác định xe đã hết hạn sử dụng.
Hiện, Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới đã lập biên bản vụ việc, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm để tiến hành điều tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền.
Trước đó, ngày 20/3, tại khu vực dốc A5 thuộc thôn A Chi - Hương Sơn (xã A Roàng, huyện A Lưới), tổ công tác liên ngành gồm Đồn Biên phòng Hương Nguyên thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, Công an xã A Roàng cùng lực lượng kiểm lâm phát hiện xe tải đông lạnh BKS 75C-015.48 đang vận chuyển 19 phách gỗ. Thời điểm kiểm tra, lái xe Nhật không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số gỗ trên.
Nghi ngờ số gỗ trên là hàng hóa nhập lậu, Hạt kiểm lâm huyện A Lưới đã lập biên bản tạm giữ số gỗ để xác minh nguồn gốc, chủng loại, khối lượng và xử lý theo quy định.

Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt đối vận chuyển lâm sản trái pháp luật như sau:
" Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.
b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
c) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
d) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.
đ) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
e) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3.
g) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng......................
11. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10 Điều này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định này), thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm có tổ chức.
- Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
- Sử dụng xe hai ngăn, hai đáy, hai mui, xe cải tạo không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.
- Vận chuyển gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1,5 m3 trở lên; gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 0,5 m3 trở lên.
- Vận chuyển thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ) thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên; động vật rừng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và bộ phận của chúng có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên; loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc bộ phận của chúng có giá trị từ 3.000.000 đồng trở lên.
Trường hợp vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 2 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc giá trị của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 1,5 m3 trở lên hoặc tổng giá trị các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 15.000.000 đồng trở lên.
12. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b các Khoản: 1, 2 và 10; Điểm a, Điểm b, Điểm c các Khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9 và Khoản 10 Điều này.

 

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3