Lò gạch hoạt động “bất chấp lệnh cấm”


(CHG) Lò gạch sử dụng công nghệ lạc hậu tại xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) hoạt động nhiều năm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân. Đến nay, những lò gạch này vẫn tồn tại, nhưng chưa thấy chính quyền sở tại kiên quyết xử lý dứt điểm.

Lò gạch hoạt động “bức tử môi trường
UBND TP. Hà Nội đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường từ lò gạch. Thực hiện nghiêm chỉ đạo đó, đã có nhiều địa phương tích cực triển khai, người dân nhiệt tình hưởng ứng. Tuy nhiên, tại huyện Chương Mỹ, nhiều lò gạch sử dụng công nghệ lạc hậu vẫn vô tư hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, gây bức xúc trong dư luận.



Lò gạch thủ công đang hoạt động.

Khảo sát việc thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về chấm dứt hoạt động lò gạch sử dụng công nghệ lạc hậu trên địa bàn xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ cho thấy, hiện có 3 lò gạch của các hộ gia đình ông Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Lập, Nguyễn Tiến Liêm vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu và có dấu hiệu hoạt động trái phép...
Nhiều hộ gia đình sinh sống ở gần những lò gạch này thông tin cho phóng viên Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG), có thể do ảnh hưởng từ khói và bụi từ 3 lò gạch trên thải ra môi trường nên trong gia đình họ hầu như ai cũng có triệu chứng bệnh về đường hô hấp. Nhiều hộ dân cũng đặt nghi vấn về 3 lò gạch trên hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường, nhưng dường như cơ quan chức năng  chưa quyết liệt vào cuộc xử lý dứt điểm…
Thấy nhóm khảo sát thực hiện ghi nhận thực trạng hoạt động của những lò gạch trên, nhiều người dân có mặt bức xúc cho hay, chủ trương xóa bỏ lò gạch thủ công gây ảnh hưởng tới môi trường của Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành nhưng những lò gạch này vẫn ngang nhiên hoạt động “bất chấp lệnh cấm”, liệu có sự
chống lưng để các lò gạch thủ công này tồn tại?


Khai thác đất ngay tại chỗ, trộn với cát, than để làm gạch gây ô nhiễm môi trường.

Người dân còn thông tin thêm: “Các lò gạch ở đây họ khai thác đất tại chỗ, tạo thành nhiều hố sâu, có những hố sâu tới hơn 10m. Nhìn khu vực họ khai thác đó bị biến dạng địa hình và không thể sử dụng tiếp vào mục đích nông nghiệp…”.

Dấu hiệu của việc “làm ngơ” cho các lò gạch thủ công hoạt động?

Được biết, ngày 4/6/2020, UBND huyện Chương Mỹ đã có công văn số 4945/QĐ-UBND về quyết định thành lập tổ công tác hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc xử lý tồn tại liên quan đến việc sử dụng đất công của các lò gạch trên địa bàn các xã Đông Phương Yên, Đại Yên, Ngọc Hòa.
Tổ công tác có nhiệm vụ hướng dẫn UBND các xã về việc chấm dứt, thanh lý các hợp đồng thuê đất công để sản xuất gạch trái với quy định của pháp luật. Thiết lập hồ sơ, tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định pháp luật, đưa vào quản lý sử dụng đúng mục đích diện tích đất công sau khi xử lý tồn tại.
Ông Phan Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND xã Đông Phương Yên cho biết:
3 lò gạch của các hộ ông Tuấn, Liêm, Lập đều hoạt động trái phép. Lãnh đạo UBND xã Đông Phương Yên cũng thông tin, tháng 8/2020, cả 3 lò gạch của các hộ ông Tuấn, Liêm, Lập đã có cam kết gửi UBND xã với nội dung: Không nhập thêm nguyên liệu, vật liệu sản xuất, tự nguyện tháo dỡ và thu dọn di chuyển nguyên vật liệu, máy móc công trình xây dựng. Để bàn giao mặt bằng đất công cho UBND xã Đông Phương Yên trước ngày 31/12/2020. Cam kết là vậy, nhưng cho tới nay cả 3 chủ lò gạch đều không thực hiện theo đúng cam kết.
Phóng viên Tạp chí CHG đề cập phản ánh lo ngại của người dân về việc các lò gạch trên đã tự tổ chức khai thác trái phép nguồn tài nguyên đất, để sản xuất vật liệu xây dựng thông thường là gạch nung, hiện trạng địa hình đã tạo thành nhiều hố sâu tới 10m, làm biến dạng mặt bằng và mất đi thổ nhưỡng quý, khiến người dân khó có thể canh tác nông nghiệp, chính quyền xã có nắm bắt được không? Chủ tịch UBND xã Đông Phương Yên không đưa ra được câu trả lời!

Trước thắc mắc tại sao biết các lò gạch trên hoạt động trái phép, mà UBND xã vẫn để cho tồn tại hoạt động nhiều năm, không thực hiện đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ? Ông Huấn cho hay:
Vì các chủ lò gạch lên UBND xã xin cho sản xuất nốt nguyên vật liệu còn tồn tại, hơn nữa chúng tôi cấp xã chỉ có thể xuống yêu cầu họ dừng hoạt động, chứ không có thẩm quyền xử lý. Sự việc trên chúng tôi đã báo cáo lên UBND huyện.
Theo Luật sư Nguyễn An, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, Luật Khoáng sản số: 60/2010/QH12 quy định về tránh nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản thì việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản nói chung và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nói riêng thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các cấp.
Đối với hành vi vi phạm khai thác trái phép đất để làm gạch tại địa phương tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc các cấp khác nhau:
Trong trường hợp nếu chủ lò gạch không có giấy phép khai thác khoáng sản nhưng đã khai thác đất đến 15m3 đất tại thời điểm phát hiện vi phạm, thì trường hợp này UBND cấp xã sẽ có trách nhiệm về việc kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hành vi khai thác đất trái phép nêu trên.
Theo TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, các lò gạch thủ công vận hành sẽ tạo ra các loại khí độc và cực độc như: Bụi, bụi siêu mịn… ảnh hưởng trực tiếp đến cả người lao động tại khu vực sản xuất và cộng đồng dân cư vùng lân cận.
Nhiều chuyên gia môi trường cũng cảnh báo, các lò gạch thủ công nung sản phẩm phải mất từ 20 - 30 ngày mới cho ra một mẻ. Trong khi đó, lò thủ công không có hệ thống xử lý khói. Vì vậy, các loại khí độc thải tự do ra không khí. Toàn bộ lò gạch xây dựng theo công nghệ cũ, chủ yếu được làm bằng đất, nhiều lò đã cũ, xập xệ, nguy cơ gây tai nạn cho người lao động.
Nguy hiểm là vậy, nhưng vì lợi ích kinh tế mà tại xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, các lò gạch thủ công vẫn ngang nhiên hoạt động bất kể ngày đêm “bức tử” môi trường, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân sống gần khu vực lò gạch và người dân các vùng lân cận.
Để sức khỏe của người dân không bị ảnh hưởng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, và thực hiên nghiêm theo các quyết định của thành phố và Thủ tướng Chính phủ, đã đến lúc chính quyền các cấp huyện Chương Mỹ cần vào cuộc xử lý nghiêm theo quy định pháp luật việc hoạt động không phép của 3 lò gạch tại xã Đông Phương Yên./.

Thực tế ở nhiều địa phương, việc duy trì sản xuất lò gạch thủ công đã biến hàng trăm ha đất nông nghiệp có hàm lượng chất đất tốt sang dạng hoang hóa; hoa màu bị ảnh hưởng. Cùng với đó, hàng chục ha đất nông nghiệp bị biến thành ao hồ do lấy đất để làm gạch khiến cảnh quan môi trường bị phá vỡ.
Không những vậy việc sử dụng than, củi để đốt lò sẽ thải ra môi trường hàng loạt khí độc hại, rất nguy hiểm cho sức khỏe người dân như carbon dioxit (CO2), carbon monoxit (CO), lưu huỳnh dioxit (SO2), lưu huỳnh trioxit (SO3)…

Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3