Long An: Làm giả quyết định của UBND tỉnh để chiếm đoạt 10 tỷ đồng


(CHG) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã khởi tố nghi phạm Phạm Văn Đủ để làm rõ tội làm giả tài liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp tại huyện Thủ Thừa.
Giữa năm 2021, đối tượng Phạm Văn Đủ (59 tuổi, ngụ ấp 1B, xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, Long An) có quen biết một giám đốc doanh nghiệp có trụ sở tại thành phố Tân An. Trong những lần trò chuyện, Đủ tự giới thiệu mình có họ hàng với nguyên lãnh đạo tỉnh Long An, có cháu làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An nên có khả năng xin được chủ trương dự án cho doanh nghiệp.
Tin lời Đủ, vị giám đốc này đã đồng ý hợp tác. Ngày 26/7, Đủ và vị giám đốc doanh nghiệp này đã ký hợp đồng dịch vụ với nội dung: Ông Đủ xin chủ trương dự án khu công nghiệp tại xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa diện tích 1.370ha với chi phí trọn gói 3.144 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải thanh toán phí dịch vụ 20 tỷ đồng khi có quyết định chủ trương đầu tư.
Quyết định giả mạo UBND tỉnh Long An.
Sau đó, Phạm Văn Đủ tìm Nguyễn Công Sơn (41 tuổi, ngụ phường 7, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) để làm giả Quyết định số 2536/QĐ-UBND ngày 3/8/2022 của UBND tỉnh Long An về chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu cho doanh nghiệp trên. Đủ trả cho Sơn 2 triệu đồng. Khi có quyết định giả của UBND tỉnh Long An, Đủ lập tức đưa cho doanh nghiệp và được đơn vị này chi ứng trước 10 tỷ đồng.
Tuy nhiên, phát hiện có quyết định giả mạo chủ trương đầu tư khu công nghiệp xã Tân Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Long An đã chỉ đạo Công an tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ. Cơ quan công an đã xác định được người làm giả quyết định là Phạm Văn Đủ.
Chiều 21/10, Công an tỉnh Long An cho biết, cơ quan cảnh sát điều tra của tỉnh vừa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Văn Đủ về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan; sử dụng tài liệu giả của cơ quan” và hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cùng bị khởi tố còn có đối tượng Nguyễn Công Sơn về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan”.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3