Mạo danh cán bộ Văn phòng Chính phủ liêp tiếp lừa đảo chiếm đoạt tài sản


(CHG) Ngày 7/9, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 18 năm tù đối với bị cáo Đỗ Thị Thùy Linh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

 

 

Bị cáo Đỗ Thị Thuỳ Linh trước vành móng ngựa

Theo cáo trạng, giữa năm 2020 do cần tiền chi tiêu cá nhân, Đỗ Thị Thùy Linh (SN 1981, ở phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Để tạo niềm tin với mọi người, Linh giới thiệu mình là Nguyễn Lê Vy làm việc tại Văn phòng Chính phủ và là thư ký của nguyên Thủ tướng Chính phủ, có nhiều mối quan hệ, có thể xin dự án, xin việc làm cho mọi người. Tin tưởng thông tin do Linh đưa ra, các bị hại đã đưa hàng tỷ đồng cho Linh.

Điển hình, vào khoảng tháng 6/2020, trong chuyến đi từ thiện tại huyện Na Hang (Tuyên Quang), Linh quen biết anh Phạm Văn K. (SN 1981, là giáo viên). Linh bịa chuyện có quen biết với người tên Nguyễn Thị Hòa - em ruột Thủ tướng Chính phủ. Linh cho anh K. số điện thoại của Hòa để gọi điện trực tiếp. Khi thấy anh K. tin lời mình, Linh nói sắp tới có dự án làm đường từ km 31 đi Hà Giang tới thị trấn Na Hang (Tuyên Quang). Linh hứa hẹn sẽ xin cho anh K. trúng thầu dự án với chi phí “chạy” dự án hết 1,2 tỷ đồng. 

Ngày 14/7/2020, anh K. đưa tiền cho Linh tại căn hộ của Linh ở khu đô thị Times City, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trước khi anh K. đến, Linh còn chuẩn bị các lẵng hoa có băng rôn ghi Thống đốc Ngân  hàng Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước… trong căn hộ của Linh để anh K. tin tưởng. Sau khi nhận tiền, Linh hẹn anh K. sau hai tháng sẽ có kết quả trúng thầu. Trong thời gian chờ kết quả, Linh lấy lý do cần mua hồ sơ, mua quà đi quan hệ để tiếp tục yêu cầu anh K. chuyển thêm 1,45 tỷ đồng. 

Thông qua anh K., Linh còn hứa hẹn chạy cho 3 trường hợp vào học tại trường Văn hóa - Bộ Công an với chi phí từ 200 - 600 triệu đồng. Cũng trong thời gian này, anh K. nhờ Linh xin cho 4 người khác vào biên chế, chạy việc… với số tiền 551 triệu đồng.

Tổng số tiền Linh nhận từ anh K. là hơn 4,4 tỷ đồng. Thực tế, Linh không thực hiện như cam kết mà sử dụng tiền vào mục đích cá nhân hết. Sau nhiều lần đòi tiền bất thành, ngày 15/7/2020, Linh viết giấy nhận nợ với anh  K. số tiền này nhưng sau đó vẫn không trả lại tiền cho anh K.

Ngoài ra, thông qua anh K., ông Trần Văn H. (SN 1971, ở Ninh Bình, anh rể anh K.) nhờ Linh xin cho con gái vào làm việc tai Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình với chi phí 50 triệu đồng. Ông H. còn nhờ Linh xin cho ông 50ha đất quây đầm ngoài đê Bình Minh 3 thuộc xã Kim Đông (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) để nuôi trồng thủy sản với số tiền 1,3 tỷ đồng. 

Lần này, Linh cũng cho ông H. số điện thoại của người tên Hòa để nắm bắt kết quả công việc. Đối tượng tên Hòa đã yêu cầu ông H. đưa thêm 20 triệu đồng để mua quà. Số tiền Linh chiếm đoạt của ông H. là 1,37 tỷ đồng. 

Vụ thứ ba, vào khoảng tháng 6/2020, Linh chiếm đoạt 1,5 tỷ đồng của ông Trần Văn H. (SN 1969, ở Nam Định) với chiêu lừa có thể chuyển đổi thời gian thuê 30ha đầm ở khu vực ngoài đê Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, để nuôi trồng thủy sản. 

Cơ quan điều tra cũng xác minh không có đối tượng nào tên Hòa. Qua giám định, thực chất là giọng nói là của Linh giả mạo để lừa các bị hại. Tổng số tiền Linh chiếm đoạt của các bị hại là hơn 7,3 tỷ đồng.

Trước đó, vào năm 2013, Đỗ Thị Thùy Linh từng bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang xử phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo cũng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Còn lại: 1000 ký tự
Gia Lai: Đội Quản lý thị trường số 8 quyết tâm thực hiện mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”

(CHG) Trong 9 tháng đầu năm 2024, Đội QLTT số 8 thường xuyên tích cực tham gia, phối hợp 08 đoàn liên ngành trên địa bàn 02 do UBND huyện Mang Yang và UBND huyện Đak Đoa mục tiêu “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3