Một trạm chuyển phát nhanh trữ số lượng lớn thuốc Tây nhập lậu


(CHG) Từ nguồn tin của người dân, lực lượng chức năng tỉnh An Giang đã kiểm tra một trạm chuyển phát nhanh và phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá 500 triệu đồng.

Số thuốc bị lực lượng liên ngành chống buôn lậu An Giang thu giữ.
Theo nguồn tin từ người dân, ngày 12/2, Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang phối hợp với Công an TP. Châu Đốc đã kiểm tra trạm chuyển phát nhanh trên đường Hoàng Diệu (phường Châu Phú A, TP. Châu Đốc, An Giang). Tổ công tác phát hiện có 4 thùng giấy bên trong có chứa số lượng lớn thuốc tân dược gồm: 244 hộp thuốc hiệu Ketosteril tablets, 400 trai thuốc hiệu Hydrosol, 720 hộp thuốc hiệu Nexium. Toàn bộ số thuốc trên có xuất xứ nước ngoài nhưng không có hóa đơn chứng từ và tem nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Tổng trị giá hàng hóa khoảng trên 500 triệu đồng.
Sáng 23/2, Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang đã hoàn tất bàn giao cho Công an TP. Châu Đốc toàn bộ hồ sơ và tang vật là số lượng lớn thuốc tân dược nghi vấn nhập lậu để xác minh, điều tra, xử lý.
Năm 2022, có rất nhiều kho tân dược chứa nhiều thuốc nhập lậu, giả thương hiệu nổi tiếng bị phát hiện. Điển hình như ngày 17/12/2022, Công an quận 8, thành phố Hồ Chí Minh triệt phá đường dây sản xuất thuốc chữa bệnh giả, bắt 7 đối tượng liên quan đồng thời thu giữ gần 20.000 sản phẩm thuốc tân dược giả mạo nhiều nhãn hiệu. Trong đó, kiểm tra hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ hơn 8.500 hộp thuốc Tây giả mang nhãn hiệu Terpin-Codein, Decotyl, Asmascort, Glotal (các loại thuốc kháng sinh, trị ho, hen suyễn, giảm đau) và gần 9.000 sản phẩm thuốc chữa bệnh nhãn hiệu các loại như: Gold 500, Celecod 200, Cephalexin 500, Terpin Codein viên nang, Terpin Codein viên nén, Ciproxacin 500, Decotyl, Asmacort, Cepha Pharmacy 500, Cefadroxil 500, amoxicillin 500...
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3