(CHG) Theo đánh giá của cơ quan chức năng, thủ đoạn của tội phạm tiền giả luôn thay đổi theo từng điều kiện, hoàn cảnh và môi trường kinh tế xã hội. Do vậy, cần thiết phải nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi với dự thảo Nghị định của Chính phủ về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam.
Nghị định có hiệu lực sẽ thay thế các quy định tại Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg ngày 30/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo vệ tiền Việt Nam (Quyết định 130).
Khuyến cáo người dân cần cảnh giác với phương thức lừa đảo bằng tiền giả |
Theo NHNN, ở nước ta, tình trạng tội phạm lưu hành, vận chuyển, tiêu thụ tiền giả đã xảy ra tại một số địa phương, với thủ đoạn, phương thức ngày càng phức tạp. Tiền Việt Nam bị làm giả làm giảm giá trị của đồng tiền, tác động đến an ninh tiền tệ quốc gia…
Theo các cơ quan chức năng, trước đây, tiền giả chủ yếu sản xuất ở nước ngoài, được vận chuyển, đưa vào trong nước tiêu thụ. Những năm gần đây, đã xuất hiện tội phạm làm tiền giả tại một số địa bàn như: Đăk Nông, TPHCM, Nam Định… Lực lượng chức năng đã phát hiện, triệt phá hàng nghìn vụ liên quan đến tiền giả, thu giữ nhiều tang vật liên quan. Lượng tiền giả thu giữ qua cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng lên đến hàng chục tỷ đồng.
NHNN cho rằng, thực tiễn công tác phòng, chống tiền giả cho thấy, phạm vi hoạt động của tội phạm làm tiền giả ngày càng rộng, bao gồm cả nội địa và khu vực biên giới đất liền và vùng biển. Tuy nhiên, trong văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh công tác phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam chỉ quy định 4 công tác phối hợp giữa lực lượng công an, bộ đội biên phòng và lực lượng hải quan.
Do vậy, để công tác phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam đạt hiệu quả và toàn diện, NHNN nhận định cần thiết bổ sung về trách nhiệm tham gia của lực lượng quân đội nhân dân như lực lượng cảnh sát biển, lực lượng điều tra hình sự quân đội...nhằm tăng cường phối hợp giữa các đơn vị chức năng của cơ quan công an, lực lượng quân đội nhân dân, cơ quan hải quan và NHNN trong công tác phòng, chống tiền giả.
Một vấn đề khác, NHNN cho biết, theo quy định hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sao chép, sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam phải xin phép và được sự chấp thuận của NHNN theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, trên thị trường xuất hiện “tiền giấy đồ chơi” là các ấn phẩm có in hình ảnh đồng tiền Việt Nam trên giấy cứng hoặc nền nhựa được mua bán công khai với tính chất là đồ chơi; tình trạng in và bán bao lì xì có sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam các loại mệnh giá…khá phổ biến.
Một số đối tượng sử dụng tiền âm phủ in hình ảnh đồng tiền Việt Nam, có kích thước tương đương tiền thật để trà trộn trong giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa trong điều kiện thiếu ánh sáng (trời tối)...với mục đích đánh lừa người tiêu dùng.
Trước tình hình đó, NHNN đã đề nghị Bộ Thông tin truyền thông và các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, để hạn chế các hành vi vi phạm quy định về sao chụp, sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam, NHNN cho rằng cần thiết quy định các điều kiện, tiêu chuẩn sao chụp, sử dụng hình ảnh tiền Việt Nam trong văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó, NHNN dự thảo quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp được phép sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam của NHNN và các cơ quan chức năng phòng, chống tiền giả (quy định tại Điều 17 Nghị định này) thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết