Ngăn chặn hàng nghìn thực phẩm ăn liền không rõ nguồn gốc bán trên mạng xã hội


(CHG) Gần 13.000 sản phẩm thanh cua ăn liền và kẹo dẻo không rõ nguồn gốc được bán trên mạng xã hội đã bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Lào Cai kịp thời phát hiện và tạm giữ để xử lý theo quy định.
Hàng hóa vi phạm bị lực lượng quản lý thị trường bắt giữ.
Triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023, ngày 13/4, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Công an tỉnh Lào Cai thực hiện khám xét tại khu vực tổ 23, đường Bùi Đức Minh, phường Bắc Cường, TP. Lào Cai.
Kết quả khám xét, Tổ công tác phát hiện một lô hàng gồm 37 thùng carton bên trong chứa 10.000 chiếc thanh cua ăn liền và 2.880 hộp kẹo dẻo. Thông tin trên sản phẩm không thể hiện nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Đáng chú ý, toàn bộ số hàng trên không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.
Lực lượng chức năng xác định, bà Trần Thị Huyền (tổ 23, đường Bùi Đức Minh, phường Bắc Cường, TP. Lào Cai) là chủ sỡ hữu của lô hàng. Qua làm việc, bà Huyền khai nhận, thấy sự thông dụng của mạng xã hội nên đã đăng bán hàng trên các nhóm rao vặt, khi có khách đặt, bà tìm mua trôi nổi trên thị trường về bán kiếm lời. Quá trình lưu trữ tại kho hàng đã bị lực lượng chức năng phát hiện.
Đội Quản lý thị trường số 5 đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ hàng hóa để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 10/4, Đội Quản lý thị trường số 5 đã phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai bắt quả tang ông Nguyễn Hồng Quân (sinh năm 1996) điều khiển xe ô tô tải nhãn hiệu FONTON, biển kiểm soát 29H-786.53 vận chuyển số lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu và không rõ nguồn gốc, xuất xứ qua địa bàn. Đội đã thu giữ 66.128 sản phẩm đồ chơi trẻ em và xúc xích ăn liền để xác minh, xử lý theo quy định.
Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới, tăng cường công tác giáo dục, truyền thông về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm./.
Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3