Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn phục vụ dự án Sân bay Long Thành. Ảnh: Hà Anh Chiến |
Mua bán “lúa non” các suất tái định cư
Sau khi tỉnh Đồng Nai mở cửa trở lại các hoạt động nhằm phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, hơn 100 căn biệt thự, nhà phố, nhà vườn đã được người dân xây dựng lên. Ngoài ra, kéo theo đó là rất nhiều bảng quảng cáo môi giới bán đất nền tái định cư sân bay Long Thành cũng được bày ra.
Theo tìm hiểu của phóng viên, khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn đã được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ và hiện đại, hệ thống điện, nước… được ngầm hoá cùng với nhiều tiện ích khác, mục đích nhằm tạo dựng cuộc sống mới tốt hơn nơi ở cũ cho các hộ dân phải di dời phục vụ xây dựng dự án sân bay Long Thành. Tuy nhiên, một số hộ dân sau khi được cấp đất tái định cư lại chuyển nhượng cho người khác.
Ban đầu, ngay khi người dân chưa được bàn giao đất thì các giao dịch mua bán suất tái định cư được thực hiện bằng giấy viết tay. Sau khi người bán suất tái định cư nhận bàn giao đất sẽ làm thủ tục sang nhượng cho người mua.
Anh Huỳnh Minh Sang, người dân mới xây dựng nhà cửa tại khu tái định cư này cho biết: Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn có hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ, đèn đường sáng trưng, đường nhựa đẹp, đường điện, cấp thoát nước đều đi âm dưới lòng đất… nên thu hút được các nhà đầu tư tìm về, giá bất động sản cũng ngày càng cao. Ngoài ra, khu tái định cư này lại còn nằm ngay trục đường 769 ngay gần dự án sân bay Long Thành, nằm đối diện khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn khiến khu vực này trở nên rất thu hút.
Theo một cò đất, giá đất thấp nhất được rao bán ở mức khoảng 2 tỉ đồng một lô có diện tích từ 75-80m2 ở các trục đường phụ (lô đất tái định cư dành cho hộ phụ). Trong khi đó, giá đất tại các trục đường lớn với diện tích từ 100-125m2 cũng đang được giao dịch với mức từ 5-7 tỉ đồng/lô. Đặc biệt, đối với các lô đất tái định cư là lô góc tại các trục đường lớn đang được rao giá lên đến cả chục tỉ đồng/lô.
Khẩn trương tổ chức kiểm tra thực tế
Liên quan tình trạng môi giới, mua bán đất nền tái định cư tại khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (dự án sân bay Long Thành) thời gian gần đây, UBND huyện Long Thành vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý trong hoạt động giao dịch chuyển nhượng suất tái định cư tại đây.
Theo đó, UBND huyện Long Thành giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Công an huyện khẩn trương tổ chức kiểm tra thực tế những trường hợp có hành vi môi giới, quảng cáo, mua bán các lô đất nền trong khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Từ đó, đề xuất biện pháp xử lý nghiêm theo quy định. Thời gian thực hiện và báo cáo kết quả trong tháng 11.2021.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được tham gia môi giới, giới thiệu hoặc mua, bán các lô đất nền trong khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn khi chưa bảo đảm các điều kiện pháp lý, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Khuyến cáo người dân không nên bán lô đất tái định cư khi chưa đầy đủ các hồ sơ pháp lý vì điều này không đúng với quy định của pháp luật và tiềm ẩn rủi ro, dễ phát sinh các vấn đề tranh chấp về sau, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân…
Ngoài ra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh cũng vừa đề nghị UBND huyện Long Thành chỉ đạo tổ chức tháo dỡ các bảng quảng cáo, các lều hoạt động môi giới, mua bán đất nền tự phát trong phạm vi công trường Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn (dự án sân bay Long Thành).
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, thời gian qua, trong Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn có nhiều người hoạt động môi giới mua bán nhà đất đã lập lán, dựng chòi, tụ tập đông người, dựng bảng quảng cáo khổ lớn trái phép trong khu tái định cư gây mất trật tự.
Nguồn: Báo Xây Dựng
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…
Xem chi tiết