(CHG) Ngày 6/7, Đội Quản lý thị trường số 11 (QLTT) Cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp với Phòng An ninh kinh tế- Công an tỉnh cùng Công an xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh quần áo do bà N.T.L làm chủ. Lực lượng chức năng phát hiện 2.100 bộ quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được cơ sở bày bán thông qua kênh mạng xã hội Facebook.
Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện cơ sở kinh doanh có địa chỉ tại xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An của bà L đang bày bán 2.100 bộ quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cơ sở kinh doanh này bán hàng, chốt đơn thông qua mạng xã hội Facebook bằng hình thức livestream với tài khoản fanpage như “ Tổng kho A.T; Store A.T”.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng.
QLTT Nghệ An phát hiện 2.100 bộ quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ được bán hàng thông qua kênh livestream trên facebook |
Bước đầu bà L khai nhận toàn bộ số hàng trên đã mua trôi nổi trên thị trường sau đó đăng tải và livestream bán hàng thông qua các tài khoản fanpage của shop.
Lực lượng chức năng đã tịch thu toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên với giá trị thu, phạt ước tính khoảng 70 triệu đồng. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử nên các đối tượng đã lợi dụng sự phát triển này tạo ra nhiều hình thức gian lận. Có nhiều gian hàng trên các trang mạng xã hội ngang nhiên bán hàng giả hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ để lôi kéo người tiêu dùng ưa chuộng hàng giá rẻ. Chính vì vậy, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Trước đó, ngày 27/6, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn ( Cục Hải quan Nghệ An) phối hợp với Trạm Kiểm soát biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã bắt giữ 1 tài xế có dấu hiệu vận chuyển 6 hộp pháo hoa lậu qua biên giới.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết