(CHG) Ngày 2/6, Công an huyện Yên Thành ( Nghệ An) cho biết, lực lượng Công an đã triệt phá chuyên án đánh bạc sử dụng công nghệ cao với thủ đoạn hết sức tinh vi và bắt giữ 11 đối tượng. Với hình thức ghi lô đề, sử dụng công nghệ cao qua điện thoại di động, qua ứng dụng mạng xã hội, tin nhắn để giao dịch. Các đối tượng đại lý cấp dưới gửi số lô đề và tiền đánh bạc của các con bạc về cho các đối tượng cầm đầu để hưởng phần trăm tiền “hoa hồng”.
Trước đó, đầu tháng 4/2022, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Yên Thành phát hiện một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi lô đề sử dụng công nghệ cao với thủ đoạn tinh vi, thường xuyên thay đổi phương thức hoạt động để qua mắt lực lượng chức năng. Công an huyện Yên Thành đã xác lập chuyên án để đấu tranh. Ban chuyên án được thành lập với sự tham gia của nhiều điều tra viên, trinh sát dày dặn kinh nghiệm; đồng thời, phối hợp với phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Nghệ An trong quá trình phá án.
Quá trình đấu tranh, Ban chuyên án gặp rất nhiều khó khăn bởi các đối tượng cầm đầu rất tinh vi, xảo quyệt. Chúng hạn chế tối đa các giao dịch trực tiếp và liên lạc qua điện thoại di động mà chủ yếu sử dụng mạng xã hội như Zalo, Telegram, Whatsapp… để liên lạc và thường xuyên thay đổi số điện thoại.
Tuy nhiên, với quyết tâm cao độ, ngày đêm theo dõi, nắm bắt quy luật hoạt động của các đối tượng và thu thập các tài liệu, chứng cứ, vào hồi 18h30' ngày 6/5, xét thấy thời cơ phá án đã chín muồi, Ban chuyên án triển khai đồng loạt 8 tổ công tác, tiến hành bắt giữ 8 đối tượng cùng trú tại huyện Yên Thành về hành vi đánh bạc.
![]() |
Các đối tượng trong đường dây đánh bạc tại cơ quan điều tra |
Các đối tượng gồm: Lê Đình Lợi (SN 1987), Vũ Văn Vinh (SN 1977), Phan Văn Dương (SN 1985), Hoàng Vũ Trung (SN 1988), Thái Ngọc Quý (SN 1974), Lê Xuân Quang (SN 1981), Dương Đức Mạnh (SN 1988), Vũ Duy Đông (SN 1989). Tang vật thu giữ gồm 80 triệu đồng, 12 điện thoại di động, 6 thẻ ngân hàng, phong tỏa 5 tài khoản ngân hàng cùng nhiều tang vật liên quan.
Qua đấu tranh, cơ quan Công an làm rõ, cầm đầu đường dây là Lê Đình Lợi và Vũ Văn Vinh. Lợi và Vinh tổ chức cho các đối tượng khác làm đầu mối đại lý tổ chức đánh bạc dưới hình thức ghi lô đề, sử dụng công nghệ cao qua điện thoại di động, qua ứng dụng mạng xã hội, tin nhắn để giao dịch. Các đối tượng đại lý cấp dưới gửi số lô đề và tiền đánh bạc của các con bạc về cho Lợi và Vinh để hưởng phần trăm tiền “hoa hồng”.
Tiếp tục mở rộng chuyên án, tính đến 31/5/2022, Ban chuyên án bắt giữ thêm 3 đối tượng trong đường dây đánh bạc nói trên, gồm: Nguyễn Hoàng Hưng (SN 1989), Lê Văn Chất (SN 1978) cùng trú tại TP Hà Nội, Cao Thị Lan (SN 1983) trú tại huyện Yên Thành. Tang vật thu giữ 3 điện thoại di động.
Theo kết quả điều tra, từ ngày 25/4/2022 đến 31/5/2022, số tiền các đối tượng sử dụng để đánh bạc là gần 8,4 tỉ đồng.
Hiện, Công an huyện Yên Thành đang củng cố hồ sơ để xử lý các đối tượng theo quy định pháp luật.
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết