Nguy hại từ thuốc lá điện tử bán cho học sinh


(CHG) Qua công tác quản lý địa bàn, Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện 2 điểm kinh doanh thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đáng nói, đối tượng tiêu thụ phần lớn là các em học sinh cấp 2, cấp 3 trên địa bàn.

Lực lượng chức năng làm việc với chủ cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử vi phạm.

Ngày 27/4, Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện và thu giữ 90 cây thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại 2 cửa hàng trên địa bàn.
Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Krông Pắk, xuất hiện tình trạng các em học sinh sử dụng thuốc lá điện tử (vape, pod) công khai gây bức xúc trong dư luận và nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh. Để ngăn chặn tình trạng trên, lực lượng chức năng đã vào cuộc điều tra, xử lý các hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép.
Theo đó, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy đã bắt quả tang 2 điểm kinh doanh do bà Đỗ Thị Thu Bích (sinh năm 2003) và Nguyễn Thị Thanh Nguyên (sinh năm 1997) cùng trú tại thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk đang có hành vi kinh doanh 90 cây thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Chủ các cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ số hàng hóa trên. Cả 2 khai nhận, đặt mua số thuốc lá điện tử này trên mạng về bán kiếm lời. khách hàng chủ yếu là các em học sinh cấp 2, cấp 3 trên địa bàn huyện.
Công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã lập hồ sơ để xử lý 2 cơ sở vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Thuốc lá điện tử và dung dịch cho thuốc lá điện tử là những sản phẩm được nhiều người sử dụng với mục đích giảm thiểu tác hai của thuốc lá truyền thống. Tuy nhiên, thuốc lá điện tử chứa rất nhiều chất độc có hại, gây nghiện, bệnh tật, thậm chí tử vong bởi đa phần thuốc lá điện tử có chứa Nicotine – chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư.
Thời gian qua, công an một số tỉnh thành đã phát hiện 1 loại chất trong thuốc lá điện tử có tên gọi ADB -4en –PINACA, là một loại ma túy mới, được ngụy trang không chỉ trong thuốc lá điện tử mà còn trong nhiều đồ dùng và thực phẩm giới trẻ hay sử dụng./.

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3