Nhiều sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu và nhập lậu bị tạm giữ


(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng Hùng Hoàng khu vực chợ Rồng tỉnh Ninh Bình và tạm giữ nhiều sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu, giả mạo nhãn hiệu.

Thông tin từ lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Ninh Bình cho biết, ngày 16/5/2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Ninh Bình (PC03) tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh Trần Văn Thịnh (Cửa hàng Hùng Hoàn - khu vực chợ Rồng tỉnh Ninh Bình, đây là khu vực tập trung các hộ kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng như đồ gia dụng, thời trang, thực phẩm,.. ) tại địa chỉ: số 152-156 đường Vân Giang, phường Vân Giang, TP Ninh Bình.
Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra xử lý
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện cửa hàng đang kinh doanh các loại hàng hoá gồm mũ nữ vành tròn, mũ lưỡi trai, ba lô có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của các nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam như Dior, Nike, Gucci, Puma, Adidas, Chanel. Ngoài ra, phát hiện các mặt hàng balo, túi xách vải do nước ngoài sản xuất, không xuất trình được hoá đơn chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.
Hàng giả mạo nhãn hiệu
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 đã ban hành Quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên, tiếp tục phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Ninh Bình (PC03) để tiến hàng xác minh, làm rõ và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
 Cũng trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã xảy ra hiện tượng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu hàng nhập lậu diễn ra công khai ở một số cửa hàng. Cụ thể, sau khi tiếp nhận thông tin từ Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG), ngày 11/5/2023, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Ninh Bình cũng đã triển khai kiểm tra đồng loạt toàn hệ thống kinh doanh mang thương hiệu Kim Hiền Baby trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, Cục QLTT tỉnh Ninh Bình đã phát hiện tại 06 cửa hàng mang thương hiệu Kim Hiền Baby đang kinh doanh nhiều sản phẩm do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.
Ông Phan Thế Anh, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Ninh Bình cho biết: “Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, Cục QLTT tỉnh Ninh Bình đã thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam... một cách quyết liệt, nghiêm túc và đặc biệt sẽ không có "vùng cấm"”.
Thực tế, khảo sát của phóng viên CHG trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, hiện tượng một số tổ chức, cá nhân vẫn ngang nhiên kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Vì vậy rất mong các cơ quan chức năng liên quan thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, giám sát (hậu kiểm), nhằm tạo sự công bằng trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cũng như trong sạch thị trường, đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Ông Hồ Quang Thái, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả, nguyên Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết: tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định rất rõ về hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng… mức phạt có thể lên đến 200.000.000 đồng theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật…
Nghị định 98/2020/NĐ-CP áp dụng mức tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện. Trong trường hợp hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.
Phạt tiền gấp hai lần:
Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm thuộc thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xư lý môi trường nuôi trồng thủy hải sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, vật nuôi.
Theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân tối đa lên đến hơn 100.000.000 đồng, tổ chức kinh doanh có thể phạt tối đa đến 200.000.000 đồng tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Ngoài ra, phạt tiền gấp 02 lần trong trường hợp hàng hóa vi phạm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm; chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi; hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính…; buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa…”. 

Còn lại: 1000 ký tự
Vĩnh long: Xử phạt hơn 50 triệu đồng hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

(CHG) Chủ tịch UBND huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh long vừa ký ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng với hộ kinh doanh phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Long An: Kiểm tra thu giữ nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An kiểm tra hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố Tân An, phát hiện, tạm giữ 164 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3