Những phi vụ liên doanh có dấu tích Vạn Thịnh Phát


(CHG) Liên quan đại án Vạn Thịnh Phát, đến nay Cơ quan điều tra Bộ Công an đang vào cuộc tích cực để làm rõ hành vi phạm tội, kịp thời đưa ra xét xử theo kế hoạch. Những liên doanh kinh tế có liên quan tới Vạn Thịnh Phát cùng các pháp nhân ngoài Vạn Thịnh Phát cũng đang trở thành sự quan tâm lớn của công luận, trong số đó có Vietcombank...

Tòa nhà Vạn Thịnh Phát (Ảnh nguồn: Internet).
Một vụ án khó, phức tạp
Diễn biến mới nhất của đại án Vạn Thịnh Phát là trong tháng 03/2023, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã khởi tố 5 bị can thuộc Đoàn thanh tra liên ngành, trong đó có bà Đỗ Thị Nhàn, nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trước đó, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022, trả lời báo chí, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết: "Vụ án xảy ra tại Công ty Đầu tư An Đông với bị can là Trương Mỹ Lan và đồng phạm là vụ án rất khó đối với lực lượng thực thi pháp luật trong quá trình điều tra, trinh sát và khởi tố vụ án.

Trung tướng Tô Ân Xô (nguồn ảnh: VOV).
Tham gia ban chuyên án là những cán bộ rất bản lĩnh, dạn dày kinh nghiệm trận mạc, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Công an. Ban chuyên án đã cân nhắc rất kỹ lưỡng các yếu tố, ngang dọc, trên dưới, trong ngoài, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình tố tụng, để có những phương án, đối sách phù hợp, đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.
Lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước khi nghe chúng tôi báo cáo cũng thống nhất đây là vụ án rất khó, nhưng khó vẫn phải làm, càng khó càng phải quyết tâm làm".

Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh, mục tiêu của quyết định khởi tố vụ án kể trên nhằm đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm minh, nhằm đảm bảo cho thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán, tài chính ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định, bền vững, đúng với cơ chế thị trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, phát triển, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trung tướng Tô Ân Xô cũng khẳng định không hề có yếu tố hình sự hóa các quan hệ kinh tế xã hội trong vụ việc… từ những phát biểu nêu trên của Trung tướng Tô Ân Xô cho thấy, vụ án phức tạp và có nhiều mắt xích quan hệ đan xen cần sự cẩn trọng… Hiện vụ việc cũng được đưa vào diện theo dõi và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Trong những bài viết trước về vấn đề này, Tạp chí Điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã thông tin nhiều kỳ tới bạn đọc về con đường huy động nhiều nghìn tỷ đồng vốn có dấu tích liên quan đến Vạn Thịnh Phát. Sau những bài báo đăng tải, nhiều bạn đọc bày tỏ sự đồng tình về tinh thần thượng tôn pháp luật, đồng thời, chỉ ra những ríc rắc về con đường huy động vốn liên quan đến Vạn Thịnh Phát mà CHG đã đăng tải.
Thời gian gần đây, công luận tiếp tục đặt sự quan tâm vào những liên danh, liên kết, những quan hệ thặng dự, làm ăn giữa Vạn Thịnh Phát, pháp nhân, cá nhân liên quan Vạn Thịnh Phát với các pháp nhân khác ngoài Vạn Thịnh Phát hoạt động đúng pháp luật - là điều chúng tôi tiếp tục làm rõ.
Liên doanh Vietcombank có dấu tích Vạn Thịnh Phát
Trong rất nhiều liên doanh, liên kết có dấu tích của Vạn Thịnh Phát, có thể kể đến mối liên hệ nhỏ trong quan hệ thặng dư kinh tế giữa pháp nhân và người có liên quan đến Vạn Thịnh Phát, trong đó, đối tác Vietcombank là đơn vị có nhiều "dấu ấn".
 

Báo cáo tài chính quý 4/2022 thể hiện rất rõ liên doanh Công ty TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành (VBB) và Công ty TNHH Vietcombank - Bonday, trong liên doanh này có những mối liên hệ tới đại án Vạn Thịnh Phát như Setra và ông Ying Kenneth Tze Man Chủ tịch HĐQT VIPD Group.
 
Vietcombank đã liên doanh với Bonday Investment (Hồng Kông, Trung Quốc) và các đối tác trong nước để phát triển hai dự án tòa nhà văn phòng tại số 5 Công trường Mê Linh và số 35 Nguyễn Huệ.
Nhìn vào Báo cáo thường niên năm 2021 của Vietcombank cho thấy, ngân hàng này đang có 3 công ty liên doanh hoạt động trong lĩnh vực bất động sản gồm Công ty Cao ốc Vietcombank 198, Công ty TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành (VBB) và Công ty TNHH Vietcombank - Bonday.
Về VBB, doanh nghiệp này là thành quả của liên doanh giữa ngân hàng Vietcombank (52%)  – Setra (Công ty Cổ phần Dịch vụ - Thương mại TP. HCM chiếm 18%) và Bonday Investments Ltd (30%). Trên báo cáo tài chính của Vietcombank cũng thể hiện rõ Vietcombank góp 52% vốn vào liên danh này. Liên danh này vận hành tòa nhà tại số 5 Công trường Mê Linh.

Setra một trong những liên doanh VBB, doanh nghiệp này huy động vốn nhiều nghìn tỷ đồng qua kênh trái phiếu, nhưng mới đây nhất Setra đã phát đi thông báo không thể trả lãi cho trái chủ do liên quan đến đại án Vạn Thịnh Phát và bị phong tỏa.
Được biết, Setra là một doanh nghiệp được thành lập năm 1999 và được cổ phần hóa từ nhiều năm trước. Năm 2000, công ty này tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng và thay đổi đại diện pháp luật.
Cần phải nhấn mạnh là cả Setra và Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận (Công ty Quang Thuận) đều có điểm cuối liên quan đến Vạn Thịnh Phát, và là những doanh nghiệp huy đông vốn nghìn tỷ qua kênh trái phiếu, giữa năm 2016, Setra cũng dời trụ sở về tòa nhà Vietcombank số 5 Công trường Mê Linh.
 Ông Eric Chu Nap Kee, doanh nhân người Hồng Kông (Trung Quốc), chồng bà Trương Mỹ Lan, đây là cặp đôi điều hành Vạn Thịnh Phát (Ảnh nguồn: Internet).
Hiện Setra đã bị cơ quan điều tra phong tỏa tất cả tài khoản ngân hàng và các tài sản khác do liên quan đến đại án Vạn Thịnh Phát (1), do đó, vừa qua doanh nghiệp đã phải phát đi thông báo về việc không thể trả lãi với trái chủ. Còn Bonday Investment là doanh nghiệp đến từ Hồng Kông (Trung Quốc). Cũng cần lưu ý là Vạn Thịnh Phát được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan và chồng là ông Eric Chu Nap Kee. Ông Eric là một doanh nhân người Hồng Kông (Trung Quốc), nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản.
Liên doanh còn lại đang vận hành tòa nhà Habour View trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1. Tòa nhà này được hoàn thành từ năm 1996 với sự tham gia của Vietcombank, Tổng Công ty địa ốc Sài gòn (Resco) và Bonday Investment.
Vietcombank đang nắm giữ 16% cổ phần của liên doanh này. Còn theo đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, Bonday Investment nắm giữ 80% cổ phần, Resco nắm giữ 4% cổ phần.
Người đại diện pháp luật kiêm tổng giám đốc của liên doanh Vietcombank - Bonday tại dự án này là ông Ying Kenneth Tze Man (sinh năm 1955). Ông Ying Kenneth Tze Man là doanh nhân người Hồng Kông (Trung Quốc) từng xuất hiện trong ban lãnh đạo của nhiều công ty nắm giữ đất vàng tại TP. HCM (2).
Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group), do ông Ying Kenneth Tze Man là Chủ tịch HĐQT bị cơ quan cảnh sát điều tra yêu cầu phong tỏa theo danh sách hơn 700 pháp nhân ở Văn bản số 103/CV-CSKT-P10 của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đề nghị UBND TP. Hà Nội phối hợp ngăn chặn các tổ chức/cá nhân tẩu tán tài sản.
Ông Ying Kenneth Tze Man từng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group), vào năm 2013 VIPD Group đã chi ra gần 10.000 tỷ đồng để mua lại tòa nhà Vincom Center A từ Tập đoàn Vingroup và đổi tên thành Union Square. VIPD Group cũng được biết đến có mối liên hệ mật thiết với Vạn Thịnh Phát. Gia đình bà Trương Mỹ Lan cũng được cho có liên quan VIPD Group và Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD)…(3)  
Điều thu hút sự quan tâm của dư luận là toà nhà Union Square là một trong những tòa nhà thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ngoài ra, ông Ying Kenneth Tze Man từng là Chủ tịch HĐQT của công ty Saigon Metropolitan Tower. Đây là liên doanh phát triển dự án cao ốc văn phòng cho thuê Metropolitan trên đường Đồng Khởi, Quận 1.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được xem là đại gia bất động sản lớn ở phía Nam khi sở hữu nhiều khu đất đắc địa tại TP. HCM và ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó tại vị trí đường Nguyễn Huệ đại gia này chiếm khá nhiều vị trí đắc địa.
Còn nhớ năm 2014, tại phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng khai đã cùng bà Trương Mỹ Lan đem 1 triệu USD đi “biếu” để được giúp đỡ thực hiện dự án chuyển đổi công năng ở cảng Sài Gòn.
Từ những phân tích trên cho thấy, những mối quan hệ đan xen, phức tạp giữa Vietcombank và nhóm liên quan đến Vạn Thịnh Phát. Liệu mối quan hệ kinh tế "rích rắc" nêu trên có hoàn toàn tuân thủ pháp luật và không có điều gì khuất tất? Đây là điều dư luận đang chờ đợi câu trả lời từ các cơ quan bảo vệ pháp luật. 
Tài liệu tham khảo:
(1): https://vietstock.vn/2023/03/them-2-doanh-nghiep-bat-dong-san-khong-the-tra-lai-trai-phieu-dung-han-3118-1046310.htm
(2): https://theleader.vn/hai-lien-doanh-cua-vietcombank-tren-dat-vang-tphcm-1666927532162.htm
(3): https://bnews.vn/tap-doan-van-thinh-phat-duoc-hinh-thanh-nhu-the-nao/261501.html
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3