Phạt 10 triệu đồng, buộc tiêu hủy 300kg lòng lợn bốc mùi


(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên vừa xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân và buộc tiêu hủy 300kg lòng lợn bốc mùi đang trên đường đi tiêu thụ.

Số lòng lợn bẩn bị lực lượng chức năng bắt giữ, buộc tiêu hủy.

Ngày 12/5 vừa qua, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Hưng Yên đã chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra xe ô tô BKS 89H-017.30 đang di chuyển trên địa bàn có dấu hiệu nghi vấn.
Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe đang chở 300kg lòng lợn với trị giá khoảng hơn 3 triệu đồng.
Qua kiểm tra ghi nhận tình trạng thú y, tất cả số thực phẩm trên đã biến đổi màu sắc, hiện tượng chảy nước, bốc mùi hôi thối, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường.
Thời điểm kiểm tra, lái xe N.T.T. (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) không xuất trình được bất cứ hóa đơn, chứng từ nào liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm của lô thực phẩm trên.
Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 3 đã ra quyết định xử phạt ông N.T.T. số tiền 10 triệu đồng về hành vi vận chuyển sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để kinh doanh. Đồng thời, buộc tiêu hủy số thực phẩm trên theo quy định của pháp luật.
Cùng thời gian này, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Bắc Giang chủ trì, phối hợp với Đội 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang bắt quả tang xe tô tô BKD 98C-291.31 đang chở thực phẩm bẩn đi giao cho các bếp ăn trong khu công nghiệp Đình Trám, huyện Việt Yên. Qua kiểm đếm, có 740kg sản phẩm động vật gồm chân giò lợn, mỡ lợn, xương lợn, thịt gà đông lạnh với trị giá khoảng 10 triệu đồng.
Toàn bộ số thực phẩm trên có dấu hiệu biến đổi màu sắc, có nhiều ruồi, nhặng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường.
Những vụ việc nêu trên chỉ là rất nhỏ so với số vụ việc kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ “thực phẩm bẩn” đã bị phát hiện, tiêu hủy trong những ngày vừa qua. Điều này cho thấy, các đối tượng gian thương đã không từ thủ đoạn nào để trục lợi, kể cả việc đưa các loại “thực phẩm bẩn” lên bàn ăn của người tiêu dùng. Tình hình trên đòi hỏi lực lượng chức năng cần có chế tài mạnh mẽ hơn để xử lý các đối tượng vi phạm nhằm ngăn chặn hiệu quả hành vi gian lận trong kinh doanh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng./.

Điều 20 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại Điều 2 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính phủ, quy định:
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển động vật chết, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm để kinh doanh.
- Phạt tiền từ 60% đến 70% giá trị sản phẩm động vật nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển thịt gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y, bao bì đánh dấu đã qua kiểm tra vệ sinh thú y.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, lưu giữ, giết mổ động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Ngoài ra, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc các hình thức xử phạt bố sung theo quy định tại Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP.

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3