Phát hiện nhiều động vật quý hiếm tàng trữ trong nhà dân


(CHG) Hàng chục động vật đã chết thuộc danh mục động vật hoang dã, quý hiếm được phát hiện trong nhà dân ở thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Số động vật quý hiếm bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ngày 22/4, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp phát hiện và bắt giữ vụ tàng trữ 44 cá thể động vật hoang dã trái phép.
Cụ thể, Tổ công tác Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trì, phối hợp với Công an huyện A Lưới, Hạt kiểm lâm A Lưới kiểm tra đột xuất nhà ông Lê Đình H. (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới). Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện trong các thùng xốp có 45 cá thể động vật, trong đó có 2 cá thể tê tê đã chết thuộc danh mục động vật nguy cấp, quý hiếm và 43 cá thể động vật hoang dã khác là kỳ đà, rùa, dúi đang xác định chủng loại.
Thời điểm kiểm tra, ông H. khai nhận mua số động vật trên từ một đối tượng lạ mặt không rõ tên tuổi, địa chỉ.
Hiện, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý theo đúng quy định.
Trước đó, ngày 24/3, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Cao Bằng cũng đã thi hành lệnh bắt 2 bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1982, trú tại tổ dân phố 6, thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa) và Cao Huy Cường (sinh năm 1982, trú tại tổ 14, phường Sông Hiến, TP. Cao Bằng) về tội “Vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm”.
2 đối tượng trên đã vận chuyển 132 cá thể động vật hoang dã, trong đó có 15 cá thể là vẹt xám châu Phi và vẹt mào vàng là động vật nguy cấp thuộc Phụ lục I – danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)./.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3