Phạt hơn 1 tỉ đồng Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương và Công ty CP Chứng khoán Tân Việt


(CHG) Công ty CP Chứng khoán Kỹ thương thuộc Techcombank bị phạt nặng do liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp có liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát. Cùng bị phạt đợt này có Công ty CP Chứng khoán Tân Việt. Tổng số tiền hai đơn vị này bị phạt hơn 1 tỷ đồng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt hành chính số tiền 300 triệu đồng đối với CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI)  do có hành vi không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác và có đầy đủ các nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ. TVSI chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong rà soát việc đáp ứng đầy đủ quy định về hồ sơ chào bán trái phiếu của một số tổ chức phát hành.
Ngoài vi phạm trên, TVSI bị phạt 100 triệu đồng vì thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ không đúng thời hạn theo quy định, và phạt 150 triệu đồng vì không lưu giữ tài liệu về việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia mua chứng khoán chào bán hoặc phát hành riêng lẻ. UBCKNN phát hiện, TVSI không lưu giữ Báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán hoặc Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 được soát xét của 1 nhà đầu tư tổ chức tham gia mua trái phiếu chào bán riêng lẻ.
Công ty báo cáo không đúng thời hạn hàng loạt tài liệu: Báo cáo định kỳ của tổ chức tư vấn quý IV/2021; báo cáo định kỳ quý II/2021 của tổ chức đại lý phát hành; các báo cáo định kỳ quý của tổ chức đăng ký, lưu ký.
TVSI cũng bị phạt 150 triệu đồng vi phạm quy định về hạn chế đầu tư của công ty chứng khoán. Từ 1/1/2022 đến 30/8/2022, có nhiều thời điểm tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của TVSI vượt quá 70% vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Tổng số tiền mà TVSI bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt là 745 triệu đồng.
Trước đó vào năm 2022, Chứng khoán Tân Việt cũng từng dính liên quan đến vụ việc Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch.
Đối với CTCP chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt số tiền 405 triệu đồng. Trong đó, lỗi vi phạm nặng nhất là 250 triệu đồng do không đảm bảo thông tin chính xác trong hồ sơ chào bán hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Cụ thể, TCBS là tổ chức tư vấn phát hành cho CTCP Wealth Power thực hiện đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ trong năm 2021, mã trái phiếu WPCCB2122001.
Tại bản công bố thông tin về chào bán trái phiếu riêng lẻ của Wealth Power có nội dung “Tổ chức phát hành đã xin được mọi chấp thuận cần thiết từ (các) cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phát hành trái phiếu, bao gồm chấp thuận đối với phương án phát hành”. Tuy nhiên, Wealth Power không phải là công ty đại chúng, trái phiếu của Wealth Power là trái phiếu phát hành riêng lẻ không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, việc chào bán trái phiếu này của Wealth Power không thuộc trường hợp phải đăng ký, có ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

CTCP Wealth Power là doanh nghiệp có thứ tự số 451 trong danh sách hơn 700 doanh nghiệp liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát được Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an yêu cầu sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngăn chặn  tổ chức/cá nhân tẩu tán tài sản trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

CTCP Wealth Power thứ tự số 451 trong danh sách hơn 700 doanh nghiệp liên quan đến vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch.
Ngoài ra, TCBS còn bị phạt 85 triệu đồng vì thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu GHICB2124001 do CTCP Đầu tư Golden Hill phát hành năm 2021 không đúng thời hạn theo quy định; phạt 70 triệu đồng tiền vì hành vi báo cáo không đúng thời hạn đối với các tài liệu: Báo cáo định kỳ của tổ chức tư vấn quý I, II/2022; báo cáo định kỳ của tổ chức đại lý phát hành/bảo lãnh phát hành quý I, II/2021; báo cáo định kỳ của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu quý I, II/2021; báo cáo định kỳ của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu quý IV/2021.
Được biết TCBS là đơn vị thành viên thuộc hệ sinh thái của Techcombank. Ông Hồ Hùng Anh chủ tịch Techcombank cũng một thời là chủ tịch của TCBS, hiện tại ông này chỉ là Thành viên HĐTV

Trước đó, năm 2022 tòa soạn Tạp chí điện tử Chống Hàng giả và Gian lận Thương mại cũng đã từng nhận được đơn thư phản ánh của bạn đọc, về việc TCBS và Techcombank có liên quan đến nhiều gói trái phiếu với tổng trị giá lên tới nhiều chục nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát.
Sau khi nhận được phản ánh của bạn đọc, tòa soạn đã có văn bản gửi tới ngân hàng Techcombank, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về những nội dung phản ánh cùng hồ sơ chứng mình.
Đến nay đã quá thời hạn theo quy định của Luật Báo chí, tòa soạn Kỹ thuật Chống Hàng giả và Gian lận Thương mại vẫn chưa nhận được hồi âm chính thức từ các cơ quan trên, để trả lời bạn đọc.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3