(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã xử phạt một cơ sở chế biến lâm sản số tiền hơn 60 triệu đồng về hành vi không lập sổ theo dõi xuất, nhập lâm sản và không có hồ sơ hợp pháp. Đồng thời, tịch thu lô gỗ vi phạm trị giá trên 50 triệu đồng.
Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở chế biến lâm sản vi phạm.
Ngày 17/5, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, đơn vị vừa xử phạt một cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn thị xã Gò Công do có nhiều sai phạm.
Cơ sở này kinh doanh 30 hộp gỗ gõ đỏ với khối lượng trên 3m3 thuộc Danh mục thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIA nhưng không lập sổ theo dõi, không có hồ sơ hợp pháp. Trị giá lô gỗ trên 50 triệu đồng.
Căn cứ hồ sơ vi phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở trên về hành vi không lập sổ theo dõi xuất, nhập khẩu lâm sản và không có hồ sơ hợp pháp với số tiền hơn 60 triệu đồng. Đồng thời, tịch thu toàn bộ số lượng gỗ vi phạm nêu trên. Đến nay, cơ sở đã thực hiện xong quyết định xử phạt./.
Điều 21 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì người vi phạm có thể bị xử phạt như sau:
Hành vi tàng trữ, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó: 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15.000.000 đồng; b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá đến dưới 7.000.000 đồng; c) Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02m3; d) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01m3; đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2m3; e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15.000.000 đồng; g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 15.000.000 đồng. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau: a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng; b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng; c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá dưới 1.000.000 đồng; d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 02m3 đến dưới 05m3; đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01m3 đến dưới 2,5m3; e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2m3 đến dưới 0,4m3; g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng; h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng. |
(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…
Xem chi tiết