(CHG) Hiện đang còn “kẽ hở” luật pháp để những người có lợi thế về mặt thông tin, địa vị... có thể bất chấp pháp luật thực hiện các hành vi vi phạm, chấp nhận nộp phạt để thu lợi bất chính trong việc “bán chui” cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Hành vi gian lận thương mại kiểu này từng khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam không ít lần chao đảo bởi các nhà đầu tư hoang mang, lo lắng về tính minh bạch của sân chơi này.
“Giả vờ” không biết… luật chơi
Trước đó, ngày 27/6/2022 Tòa soạn Tạp chí Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại đã có công văn số 295/CV-TCCHG gửi Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ. Tuy nhiên, đã nhiều lần phóng viên liên hệ để được rõ hơn những nội dung trong công văn, nhưng đại diện truyền thông của Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ luôn lấy lý do “bận” chưa trả lời xong công văn.
Vào ngày 3/8, Tòa soạn Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại đã có bài viết “Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ: Phó tổng giám đốc “bán chui” cổ phiếu”. Chúng tôi đã nêu rõ việc ông Nguyễn Anh Hương - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (CRE) đã “bán chui” cổ phiếu CRE, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch.
Công văn không số, không ngày, không tháng của Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ, do ông Nguyễn Anh Hương – Phó tổng giám đốc ký gửi tới tòa soạn Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại.
Trong bài viết, chúng tôi cũng nêu rõ việc ngày 26/04/2022, ông Nguyễn Anh Hương đã có báo cáo giải trình gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh về việc đã “bán chui” 19.900 cổ phiếu CRE từ ngày 17/02/2022, ông cũng đã mua vào 100 cổ phiếu CRE mà không tuân thủ theo quy định của pháp luật về việc phải công bố công khai và đăng ký thời gian bán, mua theo quy định của pháp luật.
Ngày 4/8, tòa soạn Tạp chí điện tử Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại đã nhận được công văn không số, không ngày, không tháng của Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ, do ông Nguyễn Anh Hương – Phó tổng giám đốc ký gửi tới tòa soạn.
Nội dung công văn không số, không ngày, không tháng do ông Nguyễn Anh Hương – Phó tổng giám đốc ký cho rằng: “Việc “bán chui” cổ phiếu là việc cá nhân của ông Nguyễn Anh Hương. Ông Hương có giao dịch tổng cộng 200.000.000 đồng theo mệnh giá trong tháng 2/2022 và ngày 26/04/2022. Ông Nguyễn Anh Hương đã báo cáo bằng văn bản với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin trên website của công ty về việc này theo đúng quy định”.
Theo quy định tại điều 33 Thông tư 96/2020/BTC-TT hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán ban hành ngày 16/11/2020, người nội bộ tại doanh nghiệp phải công bố thông tin, báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng Sở giao dịch Chứng khoán trước (ít nhất 3 ngày) và sau khi thực hiện giao dịch (trong 5 ngày làm việc) trong ngày từ 50 triệu trở lên, hoặc trong tháng từ 200 triệu đồng trở lên tính theo mệnh giá.
Trên thực tế Phó tổng giám đốc Nguyễn Anh Hương đã “bán chui” cổ phiếu với tổng cộng giá trị tới 200.000.000 đồng trong tháng 2/2022 mà đến tận cuối tháng 4/2022 ông Nguyễn Anh Hương mới đăng tải thông tin trên website và báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Như vậy, việc làm của ông Hương đã vi phạm điều 33 của Thông tư 96/2020/BTC-TT.
Không biết ông Phó tổng giám đốc Nguyễn Anh Hương dựa vào văn bản quy định nào để cho rằng việc “bán chui” cổ phiếu đến 2 tháng mà chưa đăng tải thông tin là… đúng quy định(?) để bao biện cho việc làm sai trái của mình.
35 vụ gian lận trên sàn chứng khoán đã chuyển sang cơ quan điều tra
Mới đây, lãnh đạo Bộ Tài chính thừa nhận việc trên thị trường cổ phiếu, thị trường chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi, nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh mà điển hình như vụ việc của FLC, Louis.
Cơ quan điều tra thực hiện khám xét trụ sở Công ty CP chứng khoán Trí Việt
Để ổn định thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp để thanh kiểm tra. Cụ thể như việc thực hiện kiểm tra, hủy giao dịch đối với 74,8 triệu cổ phiếu, phong tỏa tài khoản, xử lý hành chính trường hợp ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC giao dịch không đúng quy định. Chuyển cơ quan điều tra hồ sơ của công ty Louis Holding và 34 vụ việc của các công ty khác có vi phạm. Bộ Tài chính đã đề nghị khởi tố đối với 6 vụ việc liên quan tới thị trường chứng khoán.
Dư luận đang đặt câu hỏi, liệu trong số 35 vụ gian lận trên thị trường chứng khoán được chuyển sang cơ quan điều tra, có vụ bán chui cổ phiếu của ông Nguyễn Anh Hương – Phó tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ…?
Tòa soạn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết