Quảng Trị: Xác định 7 đối tượng chặt phá gần 14ha rừng ở Đakrông


(CHG) Vừa qua 31/5, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, kết quả quá trình kiểm tra, xác minh diện tích rừng bị chặt phá, khai thác gỗ trái phép tại 2 tiểu khu 699 và 708, thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông có khác với kết quả kiểm tra, xác minh ban đầu; giảm gần 5ha từ 18,6ha xuống còn gần 14ha. Đồng thời xác định và triệu tập 7 đối tượng liên quan đến việc chặt phá và khai thác gỗ trái phép.

Cụ thể, một số vị trí rừng đã bị các đối tượng xấu luỗng phát dây leo nhưng chưa chặt hạ cây rừng; số khác bị phá chủ yếu cây bụi, không đủ các tiêu chí rừng tự nhiên nên các đơn vị chức năng đã bóc tách, loại bỏ các diện tích này. Theo đó, chỉ khám nghiệm, đo đếm trên các diện tích bị chặt hạ, khai thác trái phép hoàn toàn và đủ các tiêu chí là rừng tự nhiên.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng địa phương đã xác định và triệu tập 7 đối tượng liên quan đến việc chặt phá và khai thác gỗ trái phép trên diện tích 4,3ha rừng; bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị phá ở mức xử lý vi phạm hành chính 1,79 ha (do 5 đối tượng thực hiện); diện tích rừng tự nhiên bị phá đủ căn cứ khởi tố hình sự là 2,24ha (do 2 đối tượng thực hiện). Ngoài ra, có 9,9ha bị phá chưa xác định được đối tượng vi phạm, trong đó 8,96ha bị phá đủ căn cứ khởi tố hình sự. Tất cả 7 đối tượng đều là người địa phương.

Hiện trường khu vực rừng bị chặt phá tại xã Đakrông, huyện Đakrông

Hiện trường khu vực rừng bị chặt phá tại xã Đakrông, huyện Đakrông

Tại cơ quan Công an, 7 đối tượng này khai nhận, việc chặt phá và khai thác trái phép gỗ rừng nêu trên nhằm mục đích xâm lấn đất rừng để trồng rừng sản xuất và lấy gỗ bán. Công an huyện Đakrông đang tiếp tục củng cố, hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án, khởi tố các bị can về hành vi khai thác rừng trái phép.

Như thông tin đã phản ánh, vụ chặt phá, khai thác trái phép gỗ rừng nêu trên diễn ra trong khoảng 1 tháng; một số người dân trên địa bàn xã Đakrông đã sử dụng máy cưa xăng cưa trắng hàng loạt cây rừng ở đây. Tuy nhiên, các tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, bảo vệ rừng này đã không kịp thời phát hiện để ngăn chặn và xử lý.

Trong quá trình kiểm tra rừng bị chặt phá, khai thác gỗ trái phép, vào tháng 4/2022, đoàn chức năng liên ngành do UBND huyện Đakrông thành lập, phát hiện 20 hộp gỗ nhóm V và VI với khối lượng khoảng 2m3; đa số cây bị cưa hạ vẫn còn nằm tại rừng, người dân chưa kịp cưa xẻ, chế biến vận chuyển ra bên ngoài…

 

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3