Quyết liệt ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài


(CHG) Biên phòng - Ngày 2-12, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Hội nghị trực tuyến rút kinh nghiệm đợt cao điểm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Hội nghị đánh giá, trong thời gian thực hiện Kế hoạch cao điểm, các trường hợp tàu cá Việt Nam khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài đã giảm đáng kể so với trước khi thực hiện đợt cao điểm. Qua đó, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” đối với ngành thủy sản Việt Nam của Ủy ban châu Âu.
Cán bộ Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông, BĐBP Kiên Giang tuyên truyền, vận động ngư dân không khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Ảnh: Trọng Thành

Thực hiện đợt cao điểm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo các đơn vị tuyến biển tiếp tục quán triệt nội dung các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, văn bản hướng dẫn của cấp trên về nhiệm vụ công tác đấu tranh chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); triển khai đồng bộ các biện pháp chống khai thác IUU đối với các đơn vị trên toàn tuyến biển, đảo; phối hợp với Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố tuyến biển tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực nhiệm vụ cấp bách nhằm ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác IUU...

Đồng thời, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tuyến biển tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với các lực lượng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của Luật Thủy sản và các quy định về chống khai thác IUU; phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng vận động chủ tàu, thuyền trưởng ký cam kết không đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Bên cạnh đó, Bộ Tư lệnh BĐBP đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị BĐBP tuyến biển chủ động phối hợp với lực lượng chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ chống khai thác IUU. Đồng thời, các Hải đoàn Biên phòng đã hiệp đồng chặt chẽ với Bộ Tư lệnh các Vùng Hải quân, Cảnh sát Biển, Kiểm ngư và các lực lượng trên địa bàn phối hợp kiểm tra thông tin, nắm tình hình trên biển; quản lý chặt chẽ các hoạt động trong khu vực biên giới biển và trên các vùng biển; phối hợp sử dụng lực lượng, xử lý, giải quyết hiệu quả các tình huống, vụ việc xảy ra trên biển đúng chủ trương, đối sách, pháp luật...

Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát tại các trạm kiểm soát và tuần tra trên biển, các đơn vị BĐBP đã tuyên truyền cho 16.480 lượt tàu cá/98.575 lượt thuyền viên, cấp phát 7.000 tờ rơi tuyên truyền các quy định về chống khai thác IUU; phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tuyên truyền được 240 buổi/25.020 lượt người nghe; yêu cầu 100% thuyền trưởng tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên ký cam kết không khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài.

Trong đợt cao điểm, các đơn vị BĐBP đã tổ chức 3.341 lượt tổ/10.318 cán bộ, chiến sĩ/431 phương tiện tuần tra, kiểm soát trên biển, sông, vịnh, bãi ngang; làm thủ tục xuất, nhập bến, kiểm tra, kiểm soát cho 75.610 lượt tàu cá. Qua đó, phát hiện, xử lý 185 vụ/217 phương tiện và tham mưu địa phương xử lý vi phạm hành chính hơn 5,3 tỷ đồng. Các đơn vị cũng đã chủ trì, phát hiện, xử lý 182 vụ/213 phương tiện không bảo đảm thủ tục giấy tờ, không duy trì hoạt động của thiết bị giám sát hành trình, sử dụng kích điện khai thác hải sản trái phép... Xử phạt hành chính, nộp Kho bạc Nhà nước hơn 2,3 tỷ đồng, tịch thu 40kg thuốc nổ, 12 bộ kích điện, tước bằng thuyền trưởng 14 trường hợp.

Theo thống kê của Bộ Tư lệnh BĐBP, từ ngày 15-10 đến ngày 15-11, số vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với các tháng trước, chỉ xảy ra 1 vụ với 3 ngư dân, bị lực lượng chức năng Malaysia bắt giữ, xử lý. Mặc dù số vụ vi phạm đã giảm so với thời điểm trước khi thực hiện đợt cao điểm, nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, điều này đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của ngư dân và hình ảnh Việt Nam, thương hiệu thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Các tham luận tại hội nghị đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các tàu cá Việt Nam vi phạm IUU, chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận ngư dân vẫn còn hạn chế, vì lợi ích kinh tế trước mắt mà cố tình vi phạm để khai thác thủy sản, hải sản và sử dụng nhiều cách thức, thủ đoạn tinh vi để qua mắt lực lượng chức năng, đưa tàu cá sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép. Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm giữa các địa phương vẫn còn chưa thống nhất. Một số đơn vị BĐBP chỉ mới chú trọng kiểm tra, kiểm soát, quản lý tại các cửa sông, chốt, trạm cố định, chưa chú trọng quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với các tàu cá neo đậu tại các khu vực bãi ngang, vịnh; chưa làm tốt công tác điều tra cơ bản, phân loại tàu cá có “nguy cơ cao” vi phạm vùng biển nước ngoài để có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa vi phạm...

Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thiện, Phó Tư lệnh BĐBP yêu cầu, để đạt hiệu quả trong công tác đấu tranh chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu trong thời gian tới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả Kế hoạch 3663/KH-BTL ngày 28-8-2021 của Bộ Tư lệnh BĐBP về ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Đồng thời, các đơn vị kịp thời chấn chỉnh phương pháp, tác phong công tác, trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cấp ủy, chỉ huy các đơn vị và cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá, ngư dân trước khi nhập, xuất bến. Bên cạnh đó, tích cực phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình trên biển; kịp thời chia sẻ, phối kiểm thông tin về hoạt động của tàu cá, ngư dân để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá và kịp thời xử lý các vi phạm; phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng quản lý chặt chẽ các tàu cá của địa phương khác đến hoạt động; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật với nhiều nội dung phong phú, hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả...

Nguồn: Báo Biên Phòng

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Ngãi: Xử phạt 2 cơ sở kinh doanh số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi, ngày 22/04/2024, ban hành các Quyết định xử phạt 2 cơ sở kinh doanh có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, với tổng số tiền 15.000.000đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 01 cá nhân kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên môi trường internet

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt hành chính 01 cá nhân đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên moi trường internet, với số tiền bị xử phạt 28,5 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đắk Lắk: Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên thương mại điện tử

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Tạm giữ số lượng lớn chiếc xe điện hai bánh có dấu hiệu vi phạm

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên kiểm tra, phát hiện tạm giữ 54 chiếc xe điện cùng 156 bình ắc quy các loại hiệu Tokyo có nhãn bằng tiếng nước ngoài không có dấu hợp quy, không có tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

Xem chi tiết
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3