(CHG) Mới đây, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã công bố Kết luận Thanh tra tại Sở Y tế Đắk Lắk. Đã có 4 gói thầu mua sắm tại CDC Đắk Lắk được chuyển sang cơ quan công an để điều tra.
Kết luận của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk cho thấy, giai đoạn 2020 - 2021, Sở Y tế Đắk Lắk thực hiện 44 gói thầu theo chuyên đề với tổng số tiền hơn 281 tỷ đồng. Thực hiện thanh tra 33/44 gói thầu, trong đó có 7 gói đấu thầu rộng rãi, 26 gói chỉ định thầu rút gọn Thanh tra tỉnh Đắk Lắk phát hiện Sở Y tế Đắk Lắk chưa công khai, minh bạch trong việc lựa chọn loại test nhanh để mua sắm, chỉ lựa chọn một loại test để thẩm định, xây dựng giá gói thầu.
Sở Y tế Đắk Lắk, nơi xảy ra sai phạm |
Cụ thể, Sở Y tế Đắk Lắk đã không tổ chức họp Hội đồng khoa học, Đảng ủy, ban lãnh đạo đơn vị… để phân tích, đánh giá ưu nhược điểm, giá cả, năng lực để quyết định lựa chọn. Quá trình thẩm định giá chưa khảo sát thực tế, thu thập thông tin về tài sản cần thẩm định giá, không đầy đủ các nội dung theo quy định.
Sở Y tế Đắk Lắk phê duyệt dự toán 6 gói thầu mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 thuộc nhóm 6, có đơn giá cao hơn so với một số loại kit xét nghiệm thuộc nhóm 5 hoặc cùng nhóm 6.
Sở Y tế Đắk Lắk còn lựa chọn một số thiết bị y tế để mua sắm có số lượng vượt hoặc không có trong đề xuất của Hội đồng khoa học, tổng số tiền chênh lệch hơn 11,7 tỷ đồng. Về thu phí test nhanh Covid-19, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk phát hiện 13 đơn vị y tế thu phí chưa đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế với tổng số tiền thu vượt hơn 9,1 tỷ đồng.
Thanh tra tỉnh Đắk Lắk đã chuyển hồ sơ 4 gói thầu mua sắm do Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh làm chủ đầu tư sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk để điều tra, xử lý do có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước, vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu, về quản lý, sử dụng ngân sách.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết