(CHG) Đoàn kiểm tra liên ngành 389 TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ và buộc tiêu hủy hơn 1,7 tấn thịt heo bốc mùi thôi hối, tím tái tại một cơ sở thu mua, chế biến thực phẩm trên địa bàn phường Phước Tân.
Khoảng 10h30 ngày 25/4, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 TP. Biên Hòa do Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai làm trưởng đoàn bất ngờ kiểm tra cơ sở thu mua, chế biến thịt heo của ông Bùi Văn Hải tại phường Phước Tân, TP. Biên Hòa.
Lực lượng chức năng ghi nhận tại cơ sở có 6 công nhân đang sơ chế 1,7 tấn thịt heo trên nền xi măng bẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh. Khi thấy đoàn kiểm tra, những người này nhanh chóng bỏ chạy.
Theo quan sát, phần lớn thịt heo tại cơ sở đã đổi màu tím tái, thâm chí bốc mùi hôi thối. Làm việc với lực lượng chức năng, chủ sơ sở khai nhận mua số thịt heo này với giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg rồi thuê nhân công sơ chế.
Đội Quản lý thị trường số 2 cho biết, đây là cơ sở không có giấy chứng nhận đăng ký điểm kinh doanh và số thịt heo này sau khi được sơ chế trót lọt sẽ mang đi bỏ mối cho các quán ăn, bếp công nghiệp trên địa bàn.
Lực lượng chức năng đang kiểm đếm số thịt lợn vi phạm.
Đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản tịch thu toàn bộ số thịt heo bẩn mang đi tiêu hủy. Đồng thời, lấy 5 mẫu gộp và kiểm tra 5 chỉ tiêu gồm: Dịch tả lợn châu Phi, dịch tải lợn cổ điển, bệnh tai xanh, salmonella, E.Coli gửi đi Chi cục Thú y vùng 6 xét nghiệm chờ kết quả để có cơ sở xử lý theo quy định.
Trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục triển khai công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm; quyết liệt và nghiêm minh vì sự phát triển kinh tế - xã hội, vì sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng./.
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết