Tạm giữ gần 1.000 ốp điện thoại không hóa đơn, chứng từ


(CHG) Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã tạm giữ gần 1.000 ốp điện thoại không có nhãn hàng hóa, không xác định được nguồn gốc, xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.


Lực lượng chức năng đang kiểm tra cơ sở kinh doanh linh kiện điện thoại không rõ nguồn gốc.

Từ nguồn tin phản ánh của người dân, Đội Quản lý thị trường số 1 (ngày 4/5) đã tổ chức kiểm tra đối với cửa hàng Hải Hà Store địa chỉ tại số nhà 28, đường Nguyễn Du, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên do bà Nguyễn Thị Ngọc Phượng làm chủ đại diện. Tổ công tác ghi nhận cửa hàng đang kinh doanh linh kiện điện thoại di động các loại.  
Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở xuất trình được các hóa đơn chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của hàng hóa được bày bán tại cửa hàng theo quy định. Tuy nhiên, qua đối chiếu hóa đơn, Đoàn kiểm tra phát hiện có gần 1.000 ốp điện thoại các loại không có nhãn hàng hóa, không xác định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Nghi ngờ cửa hàng Hải Hà Store kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản tạm giữ tang vật vi phạm để xác minh, xử lý theo quy định.
Thời gian qua, trên địa bàn nhiều tỉnh thành của cả nước, lực lượng chức năng cũng đã ra quân kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh phụ kiện điện thoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm nhãn hàng hóa...
Tại tỉnh Bình Thuận, thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023, trong 2 ngày 23 và 24/2/2023, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra đột xuất 6 hộ kinh doanh phụ kiện điện thoại trên địa bàn thành phố Phan Thiết. Lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ hơn 2.200 sản phẩm phụ kiện điện thoại do nước ngoài sản xuất tại 6 hộ kinh doanh. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm hơn 115 triệu đồng.
Thời điểm kiểm tra, chủ 6 cơ sở không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm. Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản và đang hoàn tất hồ sơ các vụ việc để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính các cơ sở kinh doanh phụ kiện điện thoại theo quy định của pháp luật.
Đến ngày 14/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận tiếp tục phát hiện và thu giữ 1.848 sản phẩm phụ kiện điện thoại không có hóa đơn, chứng từ tại 7 cơ sở kinh doanh trên địa bàn TP. Phan Thiết. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm gần 60 triệu đồng.
Thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục giám sát chặt chẽ địa bàn, thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ, theo dõi tình hình hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 17, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
 

 

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3