Tạm giữ hàng chục sản phẩm phụ tùng xe máy, bột ăn dặm trẻ em không rõ nguồn gốc


(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên (ngày 28/2) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh kiểm tra và phát hiện hàng chục sản phẩm phụ tùng xe máy, bột ăn dặm trẻ em, bột ngũ cốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại 2 hộ kinh doanh trên địa bàn.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm tại shop Mẹ & Bé.
Thực hiện kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2023, Đội quản lý thị trường số 3 (ngày 24/2) đã phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tiến hành kiểm tra cơ sở Gara Thống Nhất (khu phố Phú Lạc, phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đồng Hòa, tỉnh Phú Yên).
Tổ công tác phát hiện cơ sở đang kinh doanh các mặt hàng phụ tùng xe máy do nước ngoài sản xuất gồm: 16 bộ tăm xe máy nhãn hiệu MIRKAM MAKON; 04 dây curoa, nhãn hiệu V-BELT; 30 bugi xe gắn máy, nhãn hiệu NGK; 05 bộ nhông sên xe máy, nhãn hiệu SPROCKET& CHAIN. Toàn bộ số hàng hóa nói trên không có hóa đơn, chứng từ, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định.
Nghi ngờ số phụ tùng xe máy trên là hàng hóa nhập lậu, Đội quản lý thị trường số 3 đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ tang vật vi phạm để xác minh, xử lý theo thẩm quyền.
Cùng ngày, tổ công tác của Đội Quản lý thị trường số 3 tiếp tục phát hiện hộ kinh doanh Shop Mẹ & bé (nick Facebook Do Elenna) do ông Ngô Thái Bình làm chủ kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Tại đây, tổ công tác thu giữ 17 gói bột ngũ cốc hiệu NAVAN và 12 gói bột ăn dặm cho bé hiệu KAZU YUMY. Thông tin trên hàng hóa không thể hiện nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, Đội Quản lý thị trường số 3 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở đồng thời yêu cầu tiêu hủy hàng hóa vi phạm theo quy định.
Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh trên địa bàn, chú trọng các mặt hàng như thực phẩm, đường cát, thuốc lá điếu, điện thoại,.. để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh hàng hóa nhập lậu vi phạm theo quy định của pháp luật.
Còn lại: 1000 ký tự
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3