Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ


(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình định phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra trên khâu lưu thông phương tiện xe ô tô tải mang biển kiểm soát số BKS 89H 014xx, hành trình từ TP. Hà Nội đi TP. HCM. Lực lượng chức năng phát hiện hàng nghìn sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ.
Theo nguồn tin từ cơ sở, lực lượng Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định phối hợp với lực lượng Đội 3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế, buôn lậu (PC03) và Phòng Cảnh sát giao thông (PC08), Công an tỉnh Bình Định tổ chức kiểm tra trên khâu lưu thông đối với phương tiện xe ô tô tải mang biển kiểm soát số BKS 89H-014xx, hành trình từ TP. Hà Nội đi TP. HCM..
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe ô tô 89H-014xx vận chuyển khá nhiều bao kiện chứa hàng hóa do nước ngoài sản xuất, 1.168 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm kem dưỡng, chống nắng, phấn trang điểm, nước hoa các loại, 288 dơn vị sản phẩm viên uống, thức uống các loại, 272 đơn vị sản phẩm quần áo, giầy dép, mũ, kính mắt các loại, 159 đơn vị sản phẩm phụ kiện điện thoại, điện máy các loại, 439 đơn vị sản phẩm đồ chơi trẻ em các loại, 1.198 đơn vị sản phẩm bánh kẹo, cà phê, sữa các loại, 01 chiếc điện thoại di động iPhone 12 promax, 02 chiếc máy tính bảng iPad, 02 chiếc Laptop DELL, 03 chiếc máy massage (made in Việt Nam)…
Lô hàng trên có tổng giá trị khoảng 500 triệu đồng, đáng lưu ý, toàn bộ lô hàng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp. Theo nhận định của lực lượng làm nhiệm vụ, đây có thể là hàng hóa kinh doanh mua bán online, Đội Quản lý thị trường số 3 đã quyết định tạm giữ toàn bộ lô hàng nói trên để xử lý theo quy định pháp luật.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải đã gửi công văn  số 2600/ BGTVT-T tới các cơ quan đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thông báo kết luận của Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đại 389 Quốc gia về tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
                                                 
Lực lượng làm nhiệm vụ đang tiến hành kiển tra hàng hóa vi phạm.
Theo đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tại Thông báo số 39/TB-VPTT ngày 06/03/2023 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải – Xây dựng và đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo các lực lượng chức năng trong ngành tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia và Bộ Giao thông vận tải về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không, nhất là sâu thời gian điểm dịch bệnh được kiểm soát, chủ động đấu tranh hiệu quả đối với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, từ đó đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, kiên quyết ngăn chặn, kịp thời có hiệu quả của hành vi vận chuyển hàng lậu.
Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức tới các tổ chức, cá nhân các quy định của pháp luật, chính sách không vận chuyển hàng hoá không có hóa đơn, chứng từ hoặc hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng.  
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội bằng các hình thức phù hợp trong công tác tuyên truyền, bổ sung hình thức tuyên truyền trực quan bằng các pano, áp phích tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không, nhất là địa bàn trọng điểm.
Công khai hộp thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng để các tầng lớp nhân dân biết, trao đổi, chia sẻ, tiếp nhận, xử lý kịp thời các tin báo qua đường dây nóng.
Xử lý nghiêm hoặc phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cơ quan tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung trên./.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3