Tăng cường các biện pháp ngăn chặn buôn lậu xăng dầu trên biển


(CHG) Thời gian qua, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu diễn ra phức tạp trên các tuyến đường biển, đường bộ, đường sông và có chiều hướng gia tăng. Nhằm ngăn chặn các hiện tượng nêu trên, lực lượng hải quan đã phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường các biện pháp ngăn chặn, bắt giữ nhiều vụ buôn lậu xăng dầu trên biển.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, lực lượng Hải quan đã bắt giữ 10 vụ vi phạm liên quan đến xăng dầu. Điển hình là vụ việc xảy ra tại khu vực biển, cảng biển Hải Phòng, Hải đội Kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu), phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan số 2 Cục Hải quan Quảng Ninh (ngày 30/9) phát hiện 2 tàu số hiệu QN-7395 và HP 4658 có những dấu hiệu nghi vấn, nên đã yêu cầu tắt máy để lực lượng chức năng kiểm tra. Tại hiện trường, Lực lượng chống buôn lậu đã phát hiện 2 phương tiện nêu trên đang sang mạn trái phép khoảng 200 nghìn lít dầu DO và FO để đưa vào đất liền tiêu thụ. Trị giá lô hàng ước tính khoảng 3 tỷ đồng.
Phương tiện và tang vật vi phạm bị lực lượng chức năng bắt giữ hôm 30/9.
Lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng loại hình tạm nhập tái xuất để sang mạn trái phép hàng hóa, để đưa vào nội địa tiêu thụ. Đây cũng là một trong những vụ vi phạm liên quan đến mặt hàng xăng dầu lớn nhất trên vùng biển Đông bắc, do lực lượng hải quan phát hiện, bắt giữ trong thời gian qua.
Mới đây nhất, trên vùng biển Hải Phòng, Biên đội IV/22 của Hải đoàn Biên phòng 38 (ngày 11 và 14/11) đã phát hiện 2 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Lực lượng biên phòng đã phát hiện 1 tàu vận chuyển trái phép khoảng 30.000 lít dầu diesel, và 1 tàu cá đang bán dầu diesel cho 2 tàu cá khác với khối lượng khoảng 2.222 lít. Tại thời điểm kiểm tra, các chủ tàu đều không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số dầu. Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa cùng phương tiện để tiếp tục điều tra và làm rõ.
Ông Nguyễn Hùng Anh, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết, các đối tượng buôn lậu xăng dầu đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mắt lực lượng chức năng, như hoán cải tàu cá thành tàu chở xăng dầu, ngụy trang dụng cụ trên tàu khai thác thủy sản, gia cố bồn bể trên các phương tiện xuất nhập cảnh để che đậy việc mua bán, vận chuyển xăng dầu trái phép; sử dụng nền tảng thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng cao nghệ cao, lắp đặt các thiết bị hiện đại trên tàu để giám sát phương tiện của lực lượng chức năng; đa số hoạt động buôn lậu xăng dầu đều hoạt động theo mô hình khép kín, việc giao nhận xăng dầu diễn ra trên biển, vào ban đêm để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Đáng chú ý, các đối tượng thường neo đậu ở vùng biển giáp ranh đường phân định, lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu mới thực hiện bơm xăng dầu sang mạn cho các tàu nhỏ. Nhiều tàu vận chuyển trái phép xăng dầu còn thay đổi tên và số hiệu phương tiện, tuyến hành trình, tắt thiết bị định vị...
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển có thể chia thành 3 nhóm đối tượng: Các chủ tàu cá mua xăng dầu từ nước ngoài với giá rẻ, rồi bán ngay cho các tàu cá khác; các chủ tàu, doanh nghiệp tư nhân mua xăng dầu từ các tàu vận tải, rồi bán cho những tàu cá hoặc đại lý xăng dầu trên bờ; các tàu được phép bán lẻ xăng dầu thay vì mua từ đất liền, đã chuyển sang mua ngay của các tàu chở xăng dầu trên biển để bán lại. Một số tàu vận chuyển hàng lậu còn thay đổi số hiệu để qua mắt lực lượng chức năng
Theo Tổng cục Hải quan, nguyên nhân dẫn đến số vụ vi phạm xăng dầu tăng lên là do giá xăng dầu có sự chênh lệch với các nước trong khu vực, với các nước có chung đường biên giới, nguồn cung xăng dầu bị hạn chế… các đối tượng buôn lậu sử dụng nhiều chiêu thức mới khiến công tác đấu tranh, ngăn chặn gặp không ít khó khăn.
Trước tình hình trên, ngành Hải quan đã tăng cường thu thập thông tin, nắm bắt tình hình về giá xăng dầu tại nước có chung đường biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, điều tra cơ bản, xây dựng các phương án, kế hoạch để kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu xăng dầu trên các tuyến biên giới đường bộ, đường biển... Lực lượng kiểm soát hải quan tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát phương tiện xuất, nhập khẩu, đặc biệt là những phương tiện như ghe, thuyền, xà lan, ô tô… có hoặc có dấu hiệu gia cố bồn, bể, thùng chứa, cất giấu xăng dầu.
Cơ quan Hải quan cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật… Phối hợp, chia sẻ thông tin về hoạt động buôn lậu xăng dầu với các lực lượng chức năng để cùng đấu tranh, trấn áp tội phạm buôn lậu xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3