Tăng cường kiểm soát chống buôn lậu qua đường hàng không


(CHG) Theo Cục Hàng không, tháng 11/2022, khách thông quan tại các cảng hàng không Việt Nam tăng 630% so với tháng 11/2021. Đó cũng là áp lực khiến lực lượng hải quan phải đối mặt với nhiều vụ vận chuyển hàng cấm bằng những thủ đoạn tinh vi. Tổng cục Hải quan vừa chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua các cảng hàng không quốc tế.
Lực lượng Hải quan luôn tăng cường kiểm soát hàng hoá qua đường hàng không. Ảnh minh hoạ.
Đại diện Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết: Các đối tượng đã ngụy trang, trà trộn và cố tình khai báo sai mặt hàng, số tiền thấp hơn… để vận chuyển hàng hóa nhập khẩu có điều kiện và trị giá cao vào thị trường Việt Nam. 
Cụ thể, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (giữa tháng 11/2022) đã tịch thu một lô hàng nhập lậu với tổng số 55 cây thuốc lá. Trước đó, ngày 10/10, chi cục này đã phát hiện 4 kiện hành lý không có thẻ khách hàng, chứa 463 chiếc điện thoại di động. Đơn vị cũng đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ lô hàng điện thoại di động trên 700 chiếc iPhone đã qua sử dụng được vận chuyển trái phép qua đường hàng không có giá trị ước tính khoảng 10 tỷ đồng.
Chi cục Hải quan Gia Thụy, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã phối hợp với Đội kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc - Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, kiểm tra thực tế lô hàng nhập khẩu vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường hàng không. Lực lượng chức năng phát hiện lô hàng trên không khai báo hải quan 90 hộp thuốc lá, mang thương hiệu ESSF SPCIAL GOLD 100% xuất xứ từ Hàn Quốc.
Theo Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, vào những tháng cuối năm, số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu sẽ tăng cao, và cũng là thời điểm "nóng" về buôn lậu. Để chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động buôn lậu theo chỉ đạo của Chính phủ, ngành Hải quan đã xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai phương án kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao nghiệp vụ.
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã tăng cường chỉ đạo, siết chặt công tác thanh, kiểm tra toàn diện, nhất là tuyến hàng không. Đồng thời, cảnh báo, kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ đối với lực lượng chống buôn lậu trong toàn ngành. Tổng cục Hải quan cũng đã triển khai xây dựng quy chế phối hợp với các ngành, với cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phối hợp với lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về buôn lậu… yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát tổng thể toàn bộ kho ngoại quan.
Để thực hiện chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính tại công văn số 92/BTC-BCĐ389 ngày 05/12/2022 của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, về việc triển khai Kế hoạch số 111/KH-BCĐ ngày 22/11/2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các nội dung liên quan.
Theo đó, lãnh đạo Tổng cục Hải quan giao Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Kiên Giang làm tốt công tác nghiệp vụ tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp, hành khách xuất nhập cảnh chấp hành tốt các quy định pháp luật về hải quan.
Thu thập thông tin, dự báo tình hình, nắm chắc, nhận diện, cảnh bảo những phương thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, ma túy qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế.
Tập trung trọng tâm vào các loại mặt hàng trọng điểm như: vũ khí, ma túy, chất nổ, động vật hoang dã quý hiếm, hàng cấm, rượu, tiền tệ, vàng, thuốc lá, các mặt hàng tân dược, mỹ phẩm, đồ điện tử, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, các loại hàng hoá có giá trị cao...
Lực lượng chức năng kiểm tra kho hàng nhập khẩu qua đường hàng không.
Đặc biệt, cần tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế đối với các cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng hóa miễn thuế; kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh, tập trung trọng điểm đối với loại hình A11, A12, H11, C11, E52, E62... hành lý ký gửi, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh qua các cảng hàng không quốc tế sân bay Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất (TP. HCM), Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng), Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Khánh Hòa), Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang) nhất là các tuyến bay đến từ Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Doha, Quata, Nga, Pháp, Đức, Anh, Mỹ...
Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường công tác soi chiếu, phân tích hình ảnh, sử dụng chó nghiệp vụ để kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, đảm bảo phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, ma túy qua các cảng hàng không quốc tế.
Cục hải quan các tỉnh thành phố: TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Kiên Giang thực hiện đúng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo đúng quy định của Luật Hải quan. Theo đó, trong địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế thì cơ quan Hải quan chủ trì, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan theo đúng qui định của pháp luật, thông lệ quốc tế.
Ngoài địa bàn, cơ quan Hải quan tham gia phối hợp trên cơ sở các vụ việc, chuyên án, chuyên đề đã được lãnh đạo các đơn vị chức năng có thẩm quyền phê duyệt, các quy định pháp luật, quy chế phối hợp ký kết giữa các đơn vị.
Phối hợp chặt chẽ với Cục Điều tra chống buôn lậu để trao đổi thông tin với Hải quan các nước có đường bay quốc tế đi, đến Việt Nam và các lực lượng chức năng trên địa bàn để trao đổi, chia sẻ thông tin, tổ chức phối hợp kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chuyên án, đặc biệt là các chuyên án về ma túy để ngăn chặn, bắt giữ, xử lý được đối tượng vi phạm, triệt phá được các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, ma túy... qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế.
Các đơn vị cần xây dựng chương trình, kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo đã đề ra trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua đường hàng không.
Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3