Thái Bình: Nhộn nhịp mùa khai thác đất ải


(CHG) Lợi dụng việc san hạ mặt ruộng để lấy nước sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương cũng như một số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp đang vô tình tiếp tay cho đất tặc trục lợi bất chính.

Nhận được phản ánh của người dân, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện tượng khai thác đất bề mặt của ruộng canh tác diễn ra thường xuyên, liên tục, có dấu hiệu mua bán đất ải nhộn nhịp trên một số địa bàn trong tỉnh.

Có mặt tại thôn khu vực Cầu Cá, Xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, PV ghi nhận từng đoàn xe ben cỡ nhỏ vừa ăn đất từ ruộng sản xuất nông nghiệp, không được che chắn, có dấu hiệu quá tải trọng cho phép, chạy lên đường quốc lộ và đổ về nhiều ngả. Dưới ruộng hai máy múc đang hoạt động hết công suất vẫn không kịp cho các xe ra vào.

Theo chân “tiểu binh đoàn" xe chở đất, đất ải được bán trực tiếp cho người dân, phục vụ mục đích san lấp, lượng còn lại được tập kết vào các bãi chứa quanh khu vực xã Đông Lâm và Đông Minh, chờ mang đi bán, số lượng lên tới hàng trăm khối đất mỗi bãi chứa.

Ông N.V.T, một người dân gần bãi tập kết tại Đông Minh cho biết: đất ải là của hộ ông Bằng đang khai thác tại khu vực gần nghĩa trang xã Đông Lâm mang về đây tập kết để chờ bán. Với người mua trực tiếp từ ruộng chở thẳng về khu vực san lấp giá bán vào khoảng 250.000đ một xe 2 khối.

PV điện thoại thông báo với phía UBND xã Đông Lâm, ông Ngô Văn Dũng, PCT xã Đông Lâm cùng một số cán bộ xã có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên dường như sự có mặt của chính quyền xã không đủ sức nặng để máy múc dừng hoạt động, hay có thể là sự làm ngơ để nhóm người lấy đất cố chạy xe đất đang múc dang dở ra khỏi hiện trường. Chỉ đến khi PV yêu cầu ông PCT xã có biện pháp mạnh hơn thì máy múc và xe mới dừng hoạt động.

Làm việc với PV, ông PCT xã Đông Lâm cho hay: các hộ dân ở đây làm đơn xin cải tạo măt bằng ruộng để thuận tiện cho việc đưa nước vào canh tác lúa, vì đây là những ruộng cao nên dẫn nước vào canh tác rất vất vả, đồng thời ông Dũng cũng khẳng định không có việc mua bán đất ải, các xe đất chỉ vận chuyển trong xã. Khi PV đưa các bằng chứng về việc vận chuyển đất sang xã khác tập kết, san lấp và mua bán thì ông Dũng trả lời lòng vòng.

Ngày hôm sau pv quay lại xã Đông Lâm, hoạt động khai thác vẫn diễn ra rầm rộ, không có dấu hiệu dừng. Pv gọi điện cho ông PCT xã Đông Lâm thì ông Dũng không nghe máy.

Hoạt động lấy đất bề mặt ruộng cấy không chỉ diễn ra nhộn nhịp tại xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, mà tại xã Vũ Công, huyện Kiến Xương hoạt động này cũng diễn ra nhộn nhịp không kém. Với những chiếc xe ben tải trọng cỡ lớn rầm rộ chở đất ải từ xã Vũ Công về thành phố Thái Bình có dấu hiệu vượt quá tải trọng. Qua tìm hiểu của PV, đây là đoàn xe chở đất ải của hộ ông Huề, thôn Thái Công Nam, Xã Vũ Công, huyện Kiến Xương.

Khi được hỏi về nguồn gốc đất, ông Huề, chủ hộ khai thác cho biết: chúng tôi đã có đơn gửi hợp tác xã xin cải tạo mặt bằng ruộng để thuận tiện việc tưới tiêu và được hợp tác xã cũng như chính quyền xã đồng ý. Đất ruộng dư thừa sẽ được vận chuyển về khu vực tập kết và bán cho các nhà vườn.

Trao đổi với PV, ông chủ tịch UBND xã Vũ Công, ông Đào Xuân Đức thừa nhận có việc hộ gia đình ông Huề bán đất ải sau khi cải tạo bề mặt ruộng. Tuy nhiên xã không có chủ chương khai thác đất ải đem đi bán để lấy tiền, vì xứ đồng đuôi cừ là ruộng cao nên hợp tác xã cũng như xã đồng ý cho các hộ dân cải tạo nhằm điều tiết nước phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Đồng thời biện minh cho việc diễn ra mua bán này là do không biết đổ đất đi đâu vì xã không có chỗ chứa. PV yêu cầu cung cấp đơn xin cải tạo đồng ruộng thì ông Đức né tránh không cung cấp.

Vào vai người cần mua đất ải, pv có mặt tại xã Đông hòa, thành phố Thái Bình và xã Thăng long, huyện Đông Hưng đất ải được mua bán diễn ra nhộn nhịp, có những bãi chứa nên đến hàng nghìn mét khối với giá bán từ 270.000đ đến 300.000đ một khối đất. Theo như lời một người bán đất ải: số đất trên được vận chuyển từ huyện Thái Thụy, giờ là cuối vụ nên chúng tôi còn khoảng 3.000 khối nữa thôi. Đất năm nay khan lắm vì đổ ải sớm quá nên không thể khai thác được như mọi năm.

Hoạt động mua bán đất ải tại tỉnh Thái Bình không những đang được diễn ra tại các điểm tập kết đất mà còn được quảng cáo rao bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội: facebook, tiktok với các video, hình ảnh được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp và được rất nhiều sự quan tâm của những nhừng có nhu cầu.

Theo tìm hiểu của PV, phía sau những lá đơn xin cải tạo đất ruộng thuận tiện việc dẫn nước vào khu vực canh tác là cả một đường dây “đất tặc” có tổ chức, mang tính chất chuyên nghiệp. Những nhóm đất tặc này hoạt động rầm rộ vào mùa phơi ải của vụ xuân đến khi đổ ải mới kết thúc, bởi vậy lượng đất bán ra thị trường vô cùng lớn. Kính mong các cấp có thẩm quyền của chính quyền tỉnh Thái Bình sớm vào cuộc điều tra vụ việc và chấn chỉnh nạn “đất tặc” hợp pháp trên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin phản ánh vụ việc trên.

Theo văn bản hướng dẫn của Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam thì đất mặt ruộng và đất nuôi trồng thủy sản là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Do đó, hoạt động khai thác trái phép 2 loại đất này với số lượng lớn đem bán cho người có nhu cầu san lấp mặt bằng là hành vi vi phạm pháp luật được xử lý theo Điều 43 Nghị định 36 năm 2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Hoạt động khai thác đất trái phép từ 100 triệu đồng trở lên hoặc đất khai thác trái phép có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên là đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng: Khởi tố giám đốc công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như trốn thuế hàng tỷ đồng

(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3