Trong đó có khoản nợ hơn 100 tỷ của Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh. Liệu quá trình hợp tác này có làm thất thoát tài sản của Nhà nước hay không?
Hợp tác rồi lại thoái vốn để cho “đúng”
Theo những tài liệu mà chúng tôi có được, ngày 21/9/2011, Công ty CP Bất động sản Vinalines (Bên A) do ông Vũ Mạnh Dương, Tổng Giám đốc là người đại diện và Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 (Bên B) do ông Phạm Đức Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty là người đại diện ký hợp đồng hợp tác đầu tư. Theo đó, hai bên cùng góp vốn thành lập Công ty Cổ phần để đầu tư triển khai dự án khu thương mại và dịch vụ nhà ở để kinh doanh, khai thác bán hoặc cho thuê. Mục 2.5 của hợp đồng nêu rõ: Khi Công ty Cổ phần được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án và Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 bàn giao mặt bằng khu đất có diện tích khoảng 76.129m2 tại thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, hiện thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5. Công ty Cổ phần có trách nhiệm chi trả cho Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 một khoản tiền là 213 tỷ đồng tương ứng với giá trị tài sản gắn liền với đất và lợi thế thương mại của khu đất. Trong hợp đồng hợp tác đầu tư này Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 góp 69.300.000.000 đồng tương đương với 27,72% vốn điều lệ. Số tiền góp vốn của Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 sẽ được tính khấu trừ từ khoản tiền 213 tỷ đồng mà Công ty Cổ phần phải hoàn trả cho Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 như đã nói ở trên. Để giám sát tài sản Nhà nước tại Công ty Cổ phần, Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 cử một người giữ chức Phó Tổng Giám đốc và một người giữ chức Trưởng Ban kiểm soát.
Ở thời điểm hai bên ký hợp đồng, Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam ( Bộ Giao thông Vận tải) là chủ sở hữu của Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5.
Ngày 4/9/2012, hai bên tiếp tục ký phụ lục hợp đồng hợp tác đầu tư Số 01/PLĐC-HĐHTĐT. Thành lập Công ty Cổ phần, Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 góp 69.300.000.000 đồng, tương ứng 27,72% vốn điều lệ. Các bên thống nhất rằng khi Công ty Cổ phần có quyết định giao đất thực hiện dự án và Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 bắt đầu bàn giao mặt bằng cho Công ty Cổ phần thì Công ty Cổ phần có trách nhiệm đền bù, chi trả cho Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 một khoản tiền không nhỏ hơn 213.000.000.000 đồng tương ứng với giá trị tài sản trên đất và lợi thế thương mại của khu đất.
Ngày 27/5/2016, Công ty CP Bất động sản Vinalines và Công ty CP Ô tô 1-5 ký Phụ lục hợp đồng hợp tác đầu tư Số 02/PLĐC-HĐHTĐT với nội dung: Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 đã cổ phần hóa theo quyết định 3956/QĐ-BGTVT ngày 3/12/2013 và trở thành Công ty CP Ô tô 1-5. Công ty CP Ô tô 1-5 sẽ là bên B trong hợp đồng hợp tác đầu tư và các phụ lục kèm theo. Công ty Cổ phần thực hiện dự án được thành lập theo phụ lục hợp đồng hợp tác đầu tư Số 01/PLĐC-HĐHTĐT ngày 9/4/2012 có tên là Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh.
Ngày 3/4/2019, Công ty CP Ô tô 1-5 do ông Phạm Đức Dũng, Tổng Giám đốc đại diện và Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh do ông Vũ Mạnh Dương, Chủ tịch HĐQT đại diện ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Theo đó, và Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh mua lại toàn bộ cổ phần do Công ty CP Ô tô 1-5 đã đăng ký mua tại Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh. Giá trị chuyển nhượng là 69.300.000.000 đồng. Số tiền này đúng bằng số tiền mà Công ty CP Ô tô 1-5 đã góp để thành lập Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh.
Dự án Happy Land do Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh triển khai |
Tiếp cận với Văn bản số 501/ĐT-TCKT Ngày 20/6/2013 Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam gửi Bộ Giao Thông Vận tải, chúng tôi nhận thấy quá trình góp vốn hợp tác đầu tư trên còn có những vấn đề cần phải làm rõ. Văn bản số 501/ĐT-TCKT cho biết: “Ngày 20/12/2011, Bộ Giao thông Vận tải có Công văn số 8646/BGTVT-KHĐT chấp thuận về nguyên tắc phương án hợp tác đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ nhà ở của Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 và Công ty Công ty CP Bất động sản Vinalines đề xuất tại khu đất do Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 quản lý và sử dụng”.
Thế nhưng trên thực tế, 2 công ty này đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư từ ngày 21/9/2011. Phải chăng các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải đã làm việc theo kiểu "tiền trảm hậu tấu" ? Vai trò của Bộ Giao thông Vận tải ở đâu khi để các đơn vị cấp dưới qua mặt?
Văn bản số 501/ĐT-TCKT nêu kiến nghị và đề xuất: “Sau khi UBND TP. Hà Nội có quyết định bàn giao khu đất thuộc tổ 53 thị trấn Đông Anh cho Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh thực hiện dự án, căn cứ tình hình thực tế và tiến độ triển khai dự án Công ty TNHH Một thành viên Ô tô 1-5 sẽ thoái toàn bộ vốn khỏi Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 94/NQ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 929/QĐ-CP, tập trung nguồn lực vào mục đích sản xuất kinh doanh chính”.
Với kiến nghị và đề xuất trên dường như Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam đang thừa nhận chủ trương hợp tác đầu tư đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp nhận ở trên đang chưa thực hiện đúng Nghị quyết số 94/NQ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 929/QĐ-CP? Kiến nghị và đề xuất trên có phải là để sửa sai?
Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh đang nợ tiền của ai?
Không chỉ có vậy, hiện còn một số tiền lớn trong phi vụ hợp tác này vẫn chưa được Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh do ông Vũ Mạnh Dương, Chủ tịch HĐQT chi trả.
Ngày 17/4/2018, UBND TP. Hà Nội có quyết định số 1881/QĐ-UBND về việc giao 73.797,4m2 đất tại tổ 53 thị trấn Đông Anh (giai đoạn 1) cho Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh để thực hiện dự án: Khu Thương mại - Dịch vụ - Nhà ở 1/5.
Trong Công văn số 01.4/CV-KHĐT mà Công ty CP Ô tô 1-5 gửi Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh ngày 1/4/2019 cho biết: Căn cứ phụ lục hợp đồng Số 02/PLĐC-HĐHTĐT ngày 27/5/2016 số tiền lợi thế thương mại của khu đất với giá trị còn lại là 129.913.478.139 đồng trả dần trong vòng một năm sau khi có quyết định giao đất của UBND TP. Hà Nội. Công ty CP Ô tô 1-5 đề nghị Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh thanh toán giá trị còn lại 129.913.478.139 đồng theo đúng điều khoản của hợp đồng đã ký…”.
Ngày 22/8/2019 ông Vũ Mạnh Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản Vinalines cũng đã ký vào Biên bản xác nhận công nợ với nội dung số tiền Công ty CP Bất động sản Vinalines còn phải thanh toán cho Công ty CP Ô tô 1-5 là 129.913.478.139 đồng.
Để làm rõ về việc liệu có phải Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh đang chiếm giữ số tiền hơn 100 tỷ của Nhà nước hay không; vai trò, trách nhiệm của một số cá nhân, tập thể trong quá trình hợp tác đầu tư nói trên, chúng tôi đã đến Bộ Giao thông Vận tải, Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh để liên hệ làm việc. Thế nhưng, chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện dự án mà Công ty CP Phát triển Đô thị Đông Anh triển khai có tên là Happy Land hiện được rao bán trên một số website với mức khoảng 6 tỷ với một căn biệt thự 4 tầng diện tích 75m2.
Nguồn: https://congthuong.vn/thanh-lap-cong-ty-cp-phat-trien-do-thi-dong-anh-lieu-tai-san-nha-nuoc-co-bi-that-thoat-178391.html
(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết