Thu 5.588 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử xuyên biên giới


(CHG) Quản lý thu thuế với hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới từ Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và ứng dụng thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile)số tiền từ thương mại điện tử thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay từ năm 2018 đến nay đạt 5.588 tỷ đồng.
Số tiền thu từ thương mại điện tử trong công tác quản lý thu thuế hàng hoá, dịch vụ xuyên biên giới đã tăng qua các năm, bình quân 3 năm (2018-2021) là 130%, riêng số thu năm 2021 tăng cao, tới 1.591 tỷ đồng, tương đương tăng 39% so với năm 2020. Trong số này, Facebook nộp 2.099 tỷ đồng, Google gần 2.115 tỷ đồng, Microsoft nộp 714 tỷ đồng...
Lũy kế số thu thuế từ xử lý vi phạm, chống thất thu với tổ chức, cá nhân Việt nam có thu nhập từ kinh doanh thương mại điện tử, tới hết tháng 8 năm nay là khoảng 1.082 tỷ đồng.
Trong đó, số tiền thu tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2021 với 261 tỷ đồng. Số thu này tiếp tục tăng trong 8 tháng đầu năm nay, gần 521 tỷ đồng, tăng 2 lần so với số thu 2021.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng chỉ ra khó khăn trong thu thuế hoat động kinh doanh xuyên biên giới, thương mại điện tử như cách tính thuế, phân biệt rõ thu nhập làm cơ sở đánh thuế; số loại thu nhập, bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh. Việc kiểm soát dòng tiền cũng gặp khó khăn do hình thức thanh toán COD (trả tiền mặt khi giao hàng).
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện quy định pháp luật về thuế, để tăng trách nhiệm của chủ sở hữu sàn thương mại điện tử trong kê khai, nộp thuế thay cho người bán, dịch vụ thông qua sàn có chức năng đặt hàng trực tuyến và cung cấp thông tin cho cơ quan thế bằng phương thức điện tử.
Đồng thời, Bộ sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với thương mại điện tử, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp vượt ngưỡng rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý thuế theo rủi ro.
Bộ Tài Chính cũng sẽ triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên và chuyên đề đối với hoạt động thương mại điện tử, trong đó tập trung đối với nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam và một số chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử.
 
Thực hiện Nghị quyết 62 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp 3, Bộ Tài chính đã khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp ở nước ngoài (Etaxvn.gdt.gov.vn) và triển khai ứng dụng thuế điện tử trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile). Tính từ 21/3/2022 đến nay, đã có 140.615 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng eTax Mobile, 69.465 giao dịch qua ngân hàng thương mại vơi tổng số tiền trên 308 tỷ đồng; có 30 nhà cung cấp nước ngoài lớn (Microsoft, Facebook, Netflix, Samsung, TikTok, eBay...) đăng ký, kê khai trên cổng thông tin điện tử và nộp thuế với tổng số tiền thuế khoảng 22,2 triệu USD.
Ngày 6/9/2022, Bộ Tài chính đã phê duyệt chủ trương xây dựng Cổng dữ liệu thông tin thương mại điện tử để tiếp nhận dữ liệu từ các sàn giao dịch. Trong tháng 9/2022, Bộ Tài chính đã xây dựng thành phần dữ liệu, phương thức kết nối giữa sàn thương mại điện tử và hệ thống của Tổng cục Thuế. Dự kiến tháng 11/2022, hoàn thành việc xây dựng Cổng dữ liệu thông tin, tiến hành triển khai thí điểm với 3 sàn thương mại điện tử. Tháng 1/2023, Cổng dữ liệu sẽ chính thức hoạt động.
 
Còn lại: 1000 ký tự
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

(CHG) Vừa qua, Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 18/KH-QLTTCT về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu, thuốc lá giả…

Xem chi tiết
2
2
2
3