(CHG) Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Đội 4 Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, thu giữ 8.957 máy hút thuốc lá điện tử cùng các phụ kiện có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đội Quản lý thị trường số 17 Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội (ngày 22/12) phối hợp với Đội 4 Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính đối với xe ô tô biển kiểm soát 29C- 9268x, khi chiếc xe này đang dừng đỗ tại khu vực trước cửa tòa nhà Bea Sky, đường Nguyễn Xiển, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện 8.975 sản phẩm máy hút thuốc lá điện tử và phụ kiện. Tổng giá trị lô hàng ước tính khoảng 3,7 tỷ đồng. Toàn bộ số hàng hóa trên có nhãn mác thể hiện sản phẩm do nước ngoài sản xuất.
Cơ quan chức năng kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 29C- 9268x.
Lô thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc bị tạm giữ
Thuốc lá điện tử gây nghiện, chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng. Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SeatCa) cảnh báo: Đa phần thuốc lá điện tử chứa Nicotine, chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư. Sử dụng Nicotin quá liều sẽ gây ngộ độc. Nghiện Nicotin trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ em. Nicotine cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra sinh non và thai chết lưu. Những thay đổi do Nicotine gây ra cho hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm trẻ dễ bị nghiện Nicotine hơn, dễ ảnh hưởng sức khỏe sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.
Thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải từ nguyên liệu thuốc lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn và đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên, nhất là giới trẻ.
(CHG) Ngày 10-12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành một loạt công văn thông báo đình chỉ lưu hành và tiêu hủy trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xem chi tiết(CHG) Trong các ngày 29/10, 06/11 và 19/11/2024, Đội QLTT số 1 (phụ trách địa bàn thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện 04 cơ sở kinh doanh vi phạm trên nền tảng điện tử…
Xem chi tiết(CHG)Từ năm 2021 đến tháng 10/2024, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như do ông Lê Công Tuấn làm Giám đốc đã kinh doanh, bán buôn các mặt hàng văn phòng phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, với tổng giá trị hàng hóa hơn 171 tỷ đồng và có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền trốn thuế hơn 5,8 tỷ đồng.
Xem chi tiết(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết